12 thói quen hằng ngày “âm thầm” hủy hoại sức khỏe nhưng ít người biết đến
Những thói quen như hút thuốc hoặc ăn nhiều đồ ăn vặt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tuy nhiên cuộc sống vẫn còn rất nhiều thói quen “âm thầm” gây hại mà chúng ta không hề hay biết.
1. Để đồ trong túi quần đằng sau
Nam giới thường có thói quen để ví ở túi quần đằng sau. Nó có thể tiện lợi trong việc sử dụng hằng ngày nhưng lại là thói quen không lành mạnh. Việc để ví phía túi quần sau sẽ khiến hai bên hông không được cân đối khi ngồi. Chỉ cần ngồi 15 phút ngăn ngủi, cột sống của bạn đã bị xê dịch và các dây chẳng sẽ bắt đầu thay đổi. Lâu dần, thói quen này sẽ tạo ra sự bất đối xứng, phá vỡ liên kết bình thường của cột sống, gây ra đau lưng mãn tính, đau thần kinh tọa và cong vẹo cột sống chức năng.
2. Sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, việc sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ của chúng ta. Một cuộc thăm dò gần đây đã đưa ra ước tính, có khoảng 89% người lớn và 75% trẻ em có ít nhất 1 thiết bị điện tử trong phòng.
Ngoài việc ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, thói quen này còn khiến bạn tăng cân và gây mệt mỏi vào ban ngày. Nó cũng ảnh hưởng đến mức năng suất, khả năng học tập và mức độ căng thẳng. Hãy thoát ly khỏi các thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ để có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ và giữ gìn sức khỏe của chính bản thân mình.
3. Rửa tay bằng nước nóng
Nhiều nghiên cứu xác nhận rằng, nước nóng và nước lạnh đều có hiệu quả như nhau trong việc tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn khuyến khích mọi người rửa tay bằng nước lạnh. Nguyên nhân là do khi sử dụng nước ấm để rửa tay, da tay sẽ mềm, lỗ chân lông nở rộng và khiến vi trùng dễ xâm nhập vào bên trong.
4. Uống nước từ chai nhựa
Không phải vật liệu nào cũng an toàn và thân thiện với môi trường. Chai nhựa gây ra mối đe dọa lớn với sức khỏe do các chất hóa học bị biến đổi khi gặp nhiệt độ cao. Ví dụ, nếu bạn để chai trong xe hơi vào một ngày nắng nóng, các lớp nhựa bên ngoài có thể tiết ra một hóa chất độc hại (bisphenol A) làm ô nhiễm nước trong chai. Hóa chất này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống nội tiết, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung và ung thư vú.
5. Ăn quá nhanh
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn nhanh và nhai quá nhanh có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe. Ăn nhanh có thể dẫn đến tăng cân, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ.
6. Đánh răng ngay sau khi ăn
Mặc dù một số người trong chúng ta có xu hướng đánh răng ngay sau khi ăn, nhưng theo nhiều nghiên cứu, bạn nên đợi ít nhất 30 phút sau khi ăn rồi mới vệ sinh răng miệng. Răng được bảo vệ bởi men răng, các axit được tạo ra bởi nhiều loại thực phẩm khác nhau có thể làm mòn lớp bảo vệ này, có nghĩa là răng của chúng ta sau khi ăn sẽ ở trạng thái yếu nhất.
Vì vậy, đánh răng ngay sau khi ăn đồng nghĩa với việc bạn đang “tấn công” hàm răng của chính mình, ngay cả khi sử dụng bàn chải đánh răng mềm. Nếu cảm thấy khó chịu vì không thể vệ sinh ngay thì hãy súc miệng bằng nước hoặc nhai kẹo cao su không đường trong lúc chờ răng ổn định.
7. Làm sạch tai bằng tăm bông
Làm sạch tai bằng tăm bông có hại nhiều hơn lợi. Theo một nhiên cứu, làm sạch tai bằng tăm bông sẽ đẩy ráy tai xuống sâu hơn trong ống tai. Nó cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng, thủng màng nhĩ và ù tai.
8. Sử dụng máy sấy tay
Máy sấy tay có thể là một giải pháp thân thiện với môi trường hơn khăn giấy, nhưng chúng chắn chắn không tốt cho sức khỏe con người. Một nghiên cứu cho thấy, máy sấy tay trong nhà vệ sinh công cộng làm lây lan vi trùng lên tay người sử dụng. Cơ chế mà máy sấy tay sử dụng là bằng cách thổi không khí, từ đó vi khuẩn bay trong không khí sẽ vô tình tiếp xúc với cơ thể bạn.
9. Uống quá nhiều nước trái cây
Một thực tế ai cũng biết là nước ép trái cây rất giàu vitamin và các chất chống oxy hóa khác nhau. Tuy nhiên, uống quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe vì nó gây sâu răng, tiểu đường loại 2 và béo phì. Không quan trọng là bạn đang uống loại nước nào bởi dù là loại nước nào đi chăng nữa thì nó vẫn không tốt vì nó có chứa hàm lượng cao đường fructose.
10. Ăn quá nhiều muối
Mặc dù muối có thể làm chúng ta cảm thấy ngon miệng hơn nhưng lại không thực sự tốt cho sức khỏe. Lượng muối bạn tiêu thụ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe vì nó có liên quan đến các bệnh như huyết áp cao, bệnh tim và ung thư dạ dày.
11. Ngủ quá nhiều
Ngủ là khoảng thời gian cơ thể tự phục hồi và sửa chữa. Bạn sẽ sai khi cho rằng ngủ nhiều đồng nghĩa với việc nghỉ ngơi nhiều và có sức khỏe tốt hơn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, thói quen này mang lại một số nguy hại cho sức khỏe.
Thời lượng ngủ ở mỗi người là khác nhau, nhưng tiêu chuẩn chung của một giấc ngủ ngon là từ 7 đến 9 tiếng. Ngủ quá nhiều có liên quan đến trầm cảm, bệnh tim, béo phì và suy giảm chức năng nhận thức của não.
12. Ngồi cả ngày
Ngồi quá nhiều có liên quan đến các vấn đề đề về sức khỏe như tử vong sớm, tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và béo phì. Nếu công việc của bạn yêu cầu phải ngồi suốt cả một ngày dài, hãy thử đứng dậy và vận động sau mỗi 30 phút để giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của việc ngồi quá nhiều.
Nguồn: [Link nguồn]
Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng thói quen này hóa ra lại rất tốt cho sức khỏe.