12 thói quen gây hại khủng khiếp cho thận mà nhiều người không hề hay biết
Để thận có thể hoạt động tốt nhất, ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, chúng ta cũng phải chú ý đến những thói quen hằng ngày.
1. Sử dụng quá nhiều thuốc bổ
Không phải cứ “bổ” nhiều là tốt. Thận là “nhà máy” trao đổi chất quan trọng nhất trong cơ thể. Nạp quá nhiều thuốc bổ hay đồ ăn dinh dưỡng vào cơ thể khiến thận phải hoạt động hết công suất sau quá trình tiêu hóa và chuyển hóa.
Hơn nữa, chưa có bất kì loại thuốc nào thực sự được chứng minh là có tác dụng bồi bổ trực tiếp cho thận. Do đó, bổ sung dinh dưỡng một cách “vô tội vạ” theo cách này không những không có tác dụng mà còn khiến thận hoạt động vất vả hơn.
2. Uống quá ít nước
Công việc chính của thận là thanh lọc và xử lý “chất thải” bên trong cơ thể. Vậy nên, nếu uống quá ít nước thì nước thải sẽ không được lưu thông thuận lợi, khiến “nhà máy” bị tắc nghẽn.
3. Nhịn tiểu
Nhịn tiểu là thói quen khiến thận phải hoạt động vô cùng cực nhọc và vất vả. Sau khi nhịn tiểu quá lâu, nước tiểu bị kìm hãm có thể chảy ngượi lại vào bên trong gây tổn thương thận.
4. Nạp nhiều chất béo vào cơ thể
Cơ thể giống như một thành phố, diện tích càng lớn thì chất thải tạo ra càng nhiều. Đối với những người ăn nhiều đồ dầu mỡ, chất béo sẽ dần tích tụ tạo ra gánh nặng tương đối cho thận, từ đó cơ quan này trở nên “bận rộn” hơn.
5. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein
Bên cạnh việc thanh lọc cơ thể, thận cũng chịu trách nhiệm cho việc tái hấp thu protein. Chính vì vậy, việc nạp protein quá mức sẽ khiến “khối lượng công việc” của thận tăng lên. Đặc biệt là những người có chức năng thận yếu, ăn nhiều protein không có lợi cho việc kiểm soát lượng đạm trong nước tiểu, khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
6. Ăn mặn
Ăn quá mặn có thể không trực tiếp phá hủy chức năng của thận nhưng sẽ ảnh hưởng về lâu về dài và làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Từ đây, những vấn đề rối loạn chức năng của các bộ phận trong cơ thể sẽ diễn biến phức tạp hơn rất nhiều.
7. Hút thuốc
Chất nicotin trong thuốc lá không chỉ gây hại trực tiếp cho phổi mà thận cũng phải hứng chịu nhiều hậu quả nặng nề. Hơn nữa, nếu bạn bị cao huyết áp, tiểu đường hay bệnh thận mãn tính thì việc hút thuốc sẽ dễ gây suy thận.
8. Uống rượu bia
Rượu bia làm tổn thương gan, đồng thời cũng ảnh hưởng đến thận và gây ra hội chứng gan thận. Uống rượu bia quá mức còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não, tổn thương nội tạng trong cơ thể.
9. Làm việc quá sức và tập thể dục cường độ cao
Hoạt động thể chất mạnh suốt trong thời gian dài sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất và tăng chất thải do cơ thể tạo ra, khiến “nhà máy” thận phải hoạt động hết công suất. Với những người có bệnh nền liên quan đến thận, cần vận động nhẹ nhàng và làm việc đúng theo khả năng của mình.
10. Thường xuyên tăng giảm huyết áp
Thận là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với máu nên rất nhạy cảm với sự thay đổi của huyết áp. Nhiều bệnh lý về thận có liên quan mật thiết đến bệnh cao huyết áp. Đặc biệt, với những người đã mắc chứng cao huyết áp trên 10 năm thì nguy cơ thận bị tổn thương càng lớn.
11. Không kiểm soát tốt lượng đường trong máu
50% các bệnh liên quan đến thận là do lượng đường trong máu cao. Người bị tiểu đường có nguy cơ mắc suy thận rất cao. Chính vì vậy, chúng ta phải kiểm soát thật tốt lượng đường trong máu, hạn chế ăn đồ ngọt, ăn nhiều rau xanh để cơ thể luôn khỏe mạnh.
12. Ăn nhiều hải sản
Nếu axit uric trong cơ thể quá cao, các tinh thể axit uric có khả năng bị lắng đọng trong mô thân, ảnh hưởng đến tính trơn tru của “nhà máy” thận và gây tổn thương nghiêm trọng đến cơ quan này.
Sỏi thận có thể gây ra hàng loạt biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, để phòng tránh và loại bỏ sỏi thận, bạn cần...
Nguồn: [Link nguồn]