11 sai lầm dẫn đến béo phì

Ăn nhanh, vừa ăn vừa uống, ăn nhiều chất bột là những sai lầm dẫn đến béo phì.

1. Thói quen ăn nhanh

Thói quen ăn nhanh – ăn uống vội vã, thức ăn nhai ẩu sẽ làm rối loạn quá trình tiêu hóa. Không được tiêu hóa hết, thức ăn sẽ tích tụ ở dạng chất béo. Để từ bỏ thói quen này, tạo thói quen “ăn chậm, nhai kỹ”, cần chấp nhận nguyên tắc: trước khi nuốt vào bụng, mỗi miếng ăn cần phải nhai tối thiểu 50 lần.

2. Thói quen vừa ăn vừa uống

Thói quen vừa ăn vừa uống – uống nước trong lúc ăn dẫn đến những rối loạn chức năng hệ tiêu hóa và hormone. Ăn kiểu này có thể phát phì thậm chí vì nước. Nên uống nước 20 phút trước hoặc 60 phút-90 phút sau bữa ăn.

3. Thói quen ăn quá nhiều chất bột và bánh ngọt

Thói quen ăn quá nhiều chất bột và bánh ngọt – tinh bột trong ngũ cốc giảm thiểu bề mặt hấp thụ của đường tiêu hóa, tạo điều kiện thích hợp cho sự xuất hiện thừa thãi dịch nhầy; còn hương vị ngọt ngào của bánh kẹo dẫn đến hiện tượng gia tăng trọng lượng cơ thể. Nên thay bánh kẹo bằng quả sấy khô, một số loại hạt (hạt bí, hạt hướng dương…) và số lượng vừa phải lạc rang.

11 sai lầm dẫn đến béo phì - 1

Thói quen ăn quá nhiều chất bột và bánh ngọt – tinh bột trong ngũ cốc giảm thiểu bề mặt hấp thụ của đường tiêu hóa

4. Thói quen ăn vặt hoặc nhai luôn mồm

Thói quen ăn vặt hoặc nhai luôn mồm – ngay khi vật gì đó được đưa vào miệng, với tư cách cơ quan vị giác lưỡi chuyển mệnh lệnh cho não bộ và lập tức nhiều cơ chế được khởi động, trong đó cơ chế tự vệ. Bởi lưỡi không thể lập tức khẳng định, vật mới đưa vào là thức ăn hay thuốc độc. Cũng vì thế, bạch cầu – đội quân bảo vệ chúng ta trước mọi chứng bệnh đành “gác lại công việc đang làm” trong phạm vi chữa trị và làm sạch cơ thể, để nhanh chóng tập hợp tại dạ dày – mai phục “kẻ địch”.

Nếu thực tế chưa cần sự sẵn sàng chiến đấu của đội quân bạch cầu, chúng lại quay về công việc dang dở. Thế nhưng tất cả lại lặp lại từ đầu – trường hợp liều thức ăn mới lại xuất hiện. Hậu quả tình trạng liên tục thay đổi vị trí như thế khiến đội quân bạch cầu không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao trong phạm vi bảo vệ cơ thể. Chính vì lý do như vậy, thứ nhất trong thời gian dịch bệnh thí dụ cúm – những người “nhai luôn miệng” thường ngã bệnh đầu tiên; thứ hai – bởi chủ nhân ăn liên tục, phải sản xuất không nghỉ, sản phẩm men tiêu hóa sẽ kém chất lượng. Quá trình tiêu hóa bị trục trặc, hệ quả thay vì nước và cácbônic – trong cơ thể sẽ xuất hiện chất béo, nguyên liệu sẽ tích tụ trong các mô mỡ. (Hiện tượng xảy ra cả với đối tượng chỉ nhai kẹo cao su).

5. Thói quen kết hợp không hợp lý các sản phẩm

Thói quen kết hợp không hợp lý các sản phẩm – với những nhóm món ăn khác nhau, cơ thể tiết ra những men tiêu hóa khác nhau. Cùng với thời gian kéo dài, việc kết hợp các món ăn không hợp lý sẽ làm suy yếu bộ máy sản xuất men tiêu hóa. Một phần thức ăn sẽ bắt đầu thối rữa, bộ phận khác – cơ thể biến thành chất béo.

11 sai lầm dẫn đến béo phì - 2

Kết hợp không đúng các thực phẩm cũng tăng nguy cơ dẫn đến béo phì

6. Thói quen nằm ngay sau bữa ăn

Thói quen nằm ngay sau bữa ăn – sự thay đổi tư thế cơ thể đứng thẳng sang nằm ngang tự động “bật công tắc” những cơ chế vốn chỉ hoạt động trong lúc ngủ và lập tức quá trình tiêu hóa thức ăn bị đẩy xuống “kế hoạch hai”. Thức ăn không được tiêu hóa, chỉ được chuyển thành chất béo. Tốt nhất cho cơ thể sau bữa ăn là…leo cầu thang, (nếu có điều kiện). Hoạt động này đảm bảo bổ sung máu cho dạ dày, yếu tố giúp cải thiện tiêu hóa thức ăn.

7. Thói quen lối sống ít hoạt động

Thói quen lối sống ít hoạt động. – Trong vòng một ngày cần thực hiện không ít hơn một ngàn động tác khác nhau với cường động mạnh mẽ vừa phải. Trong thời gian bị sức ép thể lực, cơ thể tiêu hao năng lượng, chủ yếu lấy từ mô mỡ.

8. Thói quen vừa ăn vừa xem tivi

Thói quen vừa ăn vừa xem tivi. Ăn uống là quá trình hoạt động đặc biệt của cơ thể. Không phải vô cớ, khi các chuyên gia dinh dưỡng Hy Lạp cổ đại đã khuyên “khi ăn uống, con người nên hóa thân thành nhân vật “vừa câm vừa điếc”. Nếu vừa ăn vừa xem tivi, não bộ sẽ không biết, cần phải làm gì – phân tích, tổng hợp thông tin từ tivi, hoặc chỉ đạo quá trình tiêu hóa? Hậu quả của sự lựa chọn khó khăn khiến cho quá trình tiêu hóa bị đảo lộn và khi ấy thường ăn nhiều hơn.

9.
Thói quen ăn uống trong lúc bực tức

Thói quen ăn uống trong lúc bực tức. Không bao giờ nên ăn khi còn tức giận, bởi dạ dày sẽ trở thành “cái thùng không đáy”. Lý do: gan phản ứng ưu tiên hàng đầu với trạng thái stress và vì thế ống dẫn mật đột ngột bị co thắt. Thức ăn sẽ không được tiêu hóa vì ruột non thiếu dịch mật.

10. Thói quen ăn uống trong lúc bực tức

Thói quen ăn uống trong lúc bực tức – trừ trường hợp cá biệt người làm ca kíp, nhìn cung cơ thể ngủ về đêm. Tất cả quá trình đều được chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phục hồi tế bào và tái xây dựng lực lượng. Năng lượng “rút khỏi” các cơ quan tiêu hóa. Ngoài chất béo, sỏi mật và sỏi thận – thức ăn ban đêm không mang lại gì tốt đẹp cho cơ thể.

11. Thói quen tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn và đồ hộp

Thói quen tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn và đồ hộp. Những sản phẩm này đã bị tước mất các vitamin tự nhiên, những khoáng chất và thành phần vi khoáng cần thiết cho cơ thể. Cái duy nhất, mà cơ thể có thể chắt lọc từ những sản phẩm loại này là những ca lo “rỗng ruột”. Vì thế thậm chí đã dunf bữa ăn thịnh soạn, song bụng vẫn cảm thấy đói, cần phải thỏa mãn, tức cần ăn tiếp. Hệ quả có thể ăn nhiều gấp hai-ba lần bình thường.

Bạn đã hiểu, nguyên nhân sinh lý học của béo phì là tình trạng cơ thể mất khả năng chế biến và tiêu hóa thức ăn, vì thế nó bắt đầu tích lũy mỡ tại khu vực cổ, cặp mông, đùi, bụng…Các nguyên nhân tâm lý rất phức tạp hơn. Tuy nhiên quan trọng nhất là hiểu được thực chất, béo phì là chứng bệnh không thể coi thường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trang Bằng (Tri thức trẻ)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN