10 thắc mắc thường gặp về thuốc tránh thai

Sự kiện: Mang thai

Nếu sử dụng đúng cách, thuốc tránh thai là biện pháp tránh thai an toàn, đơn giản và tiện lợi. Dưới đây là 10 thắc mắc thường gặp của chị em khi sử dụng thuốc tránh thai.

1. Thuốc tránh thai là gì?

Thuốc tránh thai là một loại thuốc có chứa các hormone có tác dụng tránh thai. Thuốc có dạng viên nén và được uống một lần/ngày và uống hằng ngày.

Có 2 loại thuốc tránh thai nội tiết: Một loại chỉ chứa progestin (một dạng tổng hợp của hormone progesterone) và một loại kết hợp progestin và estrogen.

Thuốc tránh thai là biện pháp tránh thai hiệu quả và an toàn.

Thuốc tránh thai là biện pháp tránh thai hiệu quả và an toàn.

2. Hiệu quả của thuốc tránh thai

Thuốc có khả năng ngừa thai hiệu quả lên đến 90% nếu được sử dụng đúng cách. Thuốc phát huy hiệu quả cao nhất khi uống đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày, vì uống thuốc nhất quán giúp giữ cho mức độ hormone không dao động.

3. Bao lâu sau khi ngừng thuốc tránh thai có thể thụ thai?

Thuốc tránh thai mang lại hiệu quả ngừa thai cao, nhưng nếu muốn có thai chỉ cần ngừng thuốc. Sau khi ngừng thuốc, một số chị em có thể gặp hiện tượng kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh trong một vài tháng. Điều này có khả năng xảy ra cao hơn nếu kinh nguyệt không đều trước khi bắt đầu uống thuốc. Mặc dù có thể mất một thời gian để chu kỳ kinh nguyệt trở lại đều đặn, nhưng hoàn toàn có thể mang thai ngay sau khi ngừng uống thuốc.

4. Làm gì nếu lỡ quên uống thuốc?

Việc quên uống thuốc, bỏ lỡ liều là một trong những lý do chính dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. Nếu bỏ lỡ 1 viên thì ngay sau khi nhớ ra cần uống càng sớm càng tốt, sau đó tiếp tục uống thuốc theo đúng giờ quy định hàng ngày. Nếu bỏ lỡ từ 2 viên trở lên thì cần uống thuốc càng sớm càng tốt, sau đó tiếp tục sử dụng thuốc hàng ngày, đồng thời cần sử dụng bao cao su hoặc kiêng quan hệ tình dục cho đến khi uống thuốc trong 7 ngày liên tiếp.

Nếu thường xuyên quên uống thuốc nên xem xét một biện pháp tránh thai thay thế.

Nếu thường xuyên quên uống thuốc nên xem xét một biện pháp tránh thai thay thế.

5. Điều gì xảy ra nếu uống thuốc tránh thai khi đang mang thai?

Mặc dù thuốc tránh thai mang lại hiệu quả ngừa thai cao nhưng đôi khi sẽ có trường hợp quên uống thuốc làm bỏ lỡ liều, dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. Những trường hợp này khá phổ biến. Lúc này, phôi thai đang phát triển có thể tiếp xúc với mức độ cao của progestin và / hoặc estrogen ngay từ sớm trong thai kỳ.

Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng điều này sẽ không gây ra vấn đề lớn cho sức khỏe của thai phụ hoặc sức khỏe của phôi thai, cũng như không có mối liên hệ nào giữa việc uống thuốc tránh thai khi đang mang thai và sinh con bị dị tật bẩm sinh.

6. Có thể uống thuốc tránh thai khi đang cho con bú?

Khi đang cho con bú, nếu phải dùng thuốc tránh thai, cần tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa để được hướng dẫn.

Thuốc tránh thai kết hợp có thể làm giảm tiết sữa. Các bác sĩ sản khoa có thể khuyên nên dùng viên thuốc chỉ chứa progestin để thay thế.

7. Thuốc tránh thai có tác dụng phụ không?

Một số chị em gặp phải tác dụng phụ khi bắt đầu dùng thuốc, đặc biệt là khi bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai lần đầu. Những tác dụng phụ này thường cải thiện sau vài tháng.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:

- Căng hoặc sưng vú.

- Nhức đầu

- Khó chịu hoặc ủ rũ.Buồn nônKinh nguyệt bất thường8. Thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến cân nặng?

Không có bằng chứng chắc chắn cho thấy thuốc tránh thai có thể góp phần giảm cân hoặc tăng cân. Thuốc cũng có thể gây tích nước hoặc giữ nước nhưng sẽ tự giảm trong 2-3 tháng.

9. Thuốc tránh thai có làm tăng huyết áp?

Thuốc tránh thai có thể làm tăng huyết áp. Phụ nữ bị cao huyết áp sử dụng thuốc có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim so với những phụ nữ không bị. Tuy nhiên, khả năng này là rất thấp. Vì vậy, nếu bị huyết áp cao, cần cân nhắc một số yếu tố như tuổi tác, tình trạng huyết áp và bất kỳ nguy cơ nào khác đối với sức khỏe tim mạch trước khi dùng thuốc.

10. Thuốc tránh thai có ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục?

Thuốc tránh thai sẽ không bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Các bệnh như mụn rộp sinh dục, giang mai, chlamydia, HIV… lây truyền qua quan hệ tình dục và tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể như tinh dịch.

Nguồn: [Link nguồn]

Từ trường hợp que tránh thai ”đi lạc”, chuyên gia giải thích về phương pháp cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại và thuận tiện nên được nhiều chị em trong độ tuổi sinh sản sử dụng. Tuy nhiên, chị em nên tìm hiểu về ưu điểm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ds. Lê Mỹ Trang ([Tên nguồn])
Mang thai Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN