10 sai lầm khi sơ cứu có thể gây nguy hiểm cho tính mạng

Các kỹ năng sơ cứu thực sự cần thiết cho mọi người. Nhưng nếu không có đủ kiến thức sơ cứu người bị nạn, bạn có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi sơ cứu người bị nạn mà mọi người đều có thể mắc phải:

Trước hết:

- Đảm bảo rằng bạn không gặp nguy hiểm khi tiến hành sơ cứu.

- Kiểm tra mạch, hơi thở của người bị nạn và kiểm tra kích thước của đồng tử trong sáng và tối, vì chúng sẽ trở nên nhỏ hơn khi có ánh sáng.

- Nếu không có dấu hiệu của sự sống, tiến hành hồi sinh tim phổi ngay lập tức.

10 sai lầm khi sơ cứu có thể gây nguy hiểm cho tính mạng - 1

1. Trường hợp chảy máu nghiêm trọng:

10 sai lầm khi sơ cứu có thể gây nguy hiểm cho tính mạng - 2

Sai lầm thường gặp: buộc garô ngay lập tức.

Garô là dụng cụ cầm máu tạm thời bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi, để làm ngừng lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi.

Điều đầu tiên bạn nên làm là cầm máu bằng cách kẹp động mạch ở gần vết thương nhất. Sau đó, bạn nên băng ép bằng khăn lau vô trùng. Với vết thương sâu, bịt bằng khăn lau và cố định bông thấm bằng băng.

Garô chỉ nên được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp cho vùng da phía trên vết thương và càng gần vết thương càng tốt.

Lưu ý quan trọng: Nên nới lỏng garô trong 10-15 phút mỗi giờ và đừng quên ấn vào động mạch. Sau đó thắt garô lại , nhưng không để quá 30 phút.

2. Chảy máu cam:

10 sai lầm khi sơ cứu có thể gây nguy hiểm cho tính mạng - 3

Sai lầm thường gặp: ngửa đầu bệnh nhân ra sau.

Hướng dẫn người bệnh ngồi xuống, hơi cúi đầu về phía trước để máu lưu thông và dùng ngón tay ấn vào phần mềm của mũi không quá 10 phút. Người bệnh nên khạc hết máu để tránh nôn mửa.

Lưu ý quan trọng: Không nhét bông hoặc nút thấm vào mũi người bệnh. Bạn chỉ nên làm việc này nếu máu không ngừng chảy sau 15 phút. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được đưa tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

3. Hạ thân nhiệt:

10 sai lầm khi sơ cứu có thể gây nguy hiểm cho tính mạng - 4

Sai lầm thường gặp: Chà xát dầu, vaseline vào cơ thể để tăng nhiệt.

Trước hết, người bệnh cần được nằm nghỉ ở nơi ấm áp, mặc quần áo khô ráo và ủ ấm những phần cơ thể đang bị hạ nhiệt trong chăn. Ngoài ra, bạn có thể cho người bệnh ăn những đồ ăn nóng và uống thêm đồ ngọt.

Lưu ý quan trọng: không cho người bệnh uống rượu. Rượu làm giãn nở các mạch máu gây mất nhiệt.

4. Trường hợp ngừng tim:

10 sai lầm khi sơ cứu có thể gây nguy hiểm cho tính mạng - 5

Sai lầm thường gặp: áp dụng các cách sơ cứu giống nhau cho những đối tượng ở lứa tuổi khác nhau.

Massage tim gián tiếp cho người lớn được thực hiện bằng 2 tay: lòng bàn tay ép vào ngực và ngón cái của bàn tay hướng vào cằm hoặc chân của người đó. Những hành động tương tự, nhưng bằng cả lòng bàn tay, nên được thực hiện cho thanh thiếu niên. Và cuối cùng, để thực hiện cách massage tim gián tiếp cho em bé, bạn nên ấn bằng 2 ngón tay.

Lưu ý quan trọng: Bạn chỉ có thể thực hiện xoa bóp tim gián tiếp khi nạn nhân được đặt trên một bề mặt thẳng và chắc chắn.

5. Trường hợp bị bỏng:

10 sai lầm khi sơ cứu có thể gây nguy hiểm cho tính mạng - 6

Sai lầm thường gặp: Cởi bỏ quần áo và chọc thủng phần da bị sưng phồng do bỏng.

Bạn để người bị bỏng nằm xuống và dập tắt ngọn lửa bằng các loại vải không bắt cháy rồi đưa đi cấp cứu.

Nếu vết bỏng nhẹ mà không bị tổn thương mô đáng kể, nên rửa sạch da với nước sạch trong vòng 20 phút. Đắp băng vô trùng và đặt đá hoặc bất cứ thứ gì lạnh lên trên vết bỏng. Sau đó, bạn có thể gọi cho bác sĩ.

Lưu ý: Nếu người bệnh bị bỏng nặng, cho họ uống một ít nước muối hoặc nước khoáng.

6. Tắc nghẽn đường thở:

10 sai lầm khi sơ cứu có thể gây nguy hiểm cho tính mạng - 7

Sai lầm thường gặp: sử dụng thủ thuật Heimlich khi bệnh nhân đang bất tỉnh.

Heimlich là thủ thuật dùng tay của người cứu hộ gây ra một áp lực mạnh trong đường dẫn khí để đẩy dị vật gây tắc khí quản ra khỏi đường hô hấp trên.

Nếu bệnh nhân bị hóc hoặc ngất, đặt họ nằm ngửa và ngồi xuống phần dưới hông họ. Sau đó đặt tay vào phần cung sườn của người bệnh rồi ấn mạnh xuống. Tiếp đó, nghiêng người bệnh sang một bên, dùng tay quấn vải sạch rồi lấy dị vật ra khỏi miệng bệnh nhân.

Nếu trẻ bị nghẹt thở, hãy đặt trẻ lên cẳng tay trái của bạn (hoặc phải nếu bạn thuận tay trái), giữ đầu trẻ cúi xuống và vỗ mạnh 3 lần vào lưng, sau đó thu chân trẻ và lật ngược trẻ lại.

Lưu ý quan trọng: Nếu bạn sử dụng thủ thuật Heimlich cho phụ nữ mang thai, bạn nên ấn cao hơn khung xương sườn một chút.

7. Trật khớp:

10 sai lầm khi sơ cứu có thể gây nguy hiểm cho tính mạng - 8

Sai lầm thường gặp: cố gắng bẻ lại khớp.

Khớp bị trật chỉ được phát hiện qua phim X-quang. Vì vậy, điều duy nhất người sơ cứu có thể làm là giữ cho phần cơ thể bị thương của người bệnh được cố định và không được bẻ nó trở lại. Bạn có thể sử dụng một vật phẳng và hẹp để buộc cố định phần khớp bị thương với khớp gần nhất. Sử dụng băng gạc để cố định nẹp theo chiều dọc, tránh phần bị thương. Nếu không có vật dụng sơ cứu thích hợp, bạn có thể buộc chặt tay bệnh nhân vào sát cơ thể hoặc ép và siết chặt hai chân người bệnh với nhau.

Lưu ý quan trọng: không buộc băng gạc quá chặt để giữ sự lưu thông máu bình thường.

8. Ngộ độc:

10 sai lầm khi sơ cứu có thể gây nguy hiểm cho tính mạng - 9

Sai lầm thường gặp: không bù đủ nước cho bệnh nhân.

Để tống chất độc ra khỏi cơ thể, bệnh nhân cần uống trung bình từ 10 tới 20 ly nước. Sau khi đã uống 1,5 tới 2 ly, bệnh nhân cần được nôn ra bằng cách dùng tay ấn vào gốc lưỡi. Việc này có thể lặp lại vài lần cho đến khi nước nôn ra trở nên trong.

Lưu ý quan trọng: Không tiến hành rửa ruột khi bệnh nhân bất tỉnh.

9. Khi bị rắn cắn:

10 sai lầm khi sơ cứu có thể gây nguy hiểm cho tính mạng - 10

Sai lầm thường gặp: dùng miệng hút nọc độc ra ngoài.

Việc đầu tiên cần làm là đặt người bị rắn cắn nằm ngửa để tránh chất độc lan nhanh khắp cơ thể. Sau đó tiến hành cố định chi: nếu chân bị cắn thì buộc vào chân còn lại, còn nếu tay bị cắn thì ép chặt vào cơ thể. Nếu bệnh nhân bất tỉnh, lập tức tiến hành hồi sinh tim phổi.

Lưu ý quan trọng: trong trường hợp này, garô vô tác dụng vì nó không ngăn được chất độc lan truyền, thậm chí còn có thể gây hoại tử.

10. Đau bụng dưới:

10 sai lầm khi sơ cứu có thể gây nguy hiểm cho tính mạng - 11

Sai lầm thường gặp: sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống co thắt.

Thông thường, chúng ta thường nghe tới việc sử dụng các loại thuốc giảm đau để giảm đau bụng dưới. Nhưng các bác sĩ khuyên không nên làm như vậy vì nếu loại bỏ cảm giác đau, chúng ta có thể bỏ sót các dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như viêm ruột thừa cấp tính, tắc ruột hoặc vết loét thủng.

Lưu ý quan trọng: nếu bị đau bụng dưới cấp, hãy tới bác sĩ để thăm khám.

Hãy nhớ rằng, trong trường hợp khẩn cấp, bạn luôn phải gọi cấp cứu hoặc người cứu hộ.

Hơn nữa, bạn nên tham gia các khoá học sơ cấp cứu để có thể sẵn sàng hỗ trợ người bị nạn khi cần thiết nhé!

10 mẹo vặt sơ cứu vết thương sơ đẳng nhất ngay tại nhà, ai cũng cần nắm rõ

Nếu không may bị thương tại nhà, việc đầu tiên là phải sơ cứu càng nhanh càng tốt để tránh nhiễm trùng. May mắn thay,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thuỳ Liên (Theo Brightside) ([Tên nguồn])
1001 kỹ năng sinh tồn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN