10 sai lầm khi sơ cứu, chăm sóc sức khỏe khiến bạn gặp nguy hiểm
Việc hút nọc độc, đỡ người bị ngất dậy, thổi nguội đồ ăn… là những sai lầm mà nhiều người vẫn hay mắc khiến cơ thể gặp nguy hiểm hoặc dễ nhiễm bệnh.
1. Thổi nguội đồ ăn cho trẻ em
Khi đồ ăn của trẻ còn nóng, nhiều người có thói quen thổi cho nguội nhưng việc này vô tình truyền vi khuẩn vào thức ăn và gây bệnh cho con. Tốt nhất là chờ đồ ăn nguội rồi mới cho bé ăn.
2. Ngửa đầu lên khi bị chảy máu cam
Khi bị chảy máu cam bạn không nên ngửa đầu lên vì có thể bị sặc máu do nó chảy xuống cổ họng. Hãy ngồi và giữ thẳng đầu sao cho cằm song song với sàn nhà khi bị chảy máu cam.
3. Đỡ người bị ngất dậy
Những người bị ngất xỉu là do huyết áp hạ thấp đột ngột, dẫn đến máu không lên não. Nếu bạn nâng người đó thì sẽ ngăn máu lên não gây nguy hiểm. Lúc này, bạn nên để cho đầu người đó thấp hơn ngực bằng cách cho họ ngồi và cúi đầu xuống cho đến khi ổn.
4. Hút nọc độc ra khi bị rắn cắn
Các nhà nghiên cứu cho biết, việc hút nọc độc không giúp ích gì cho các nạn nhân mà còn có thể khiến người sơ cứu bị trúng độc. Thay vào đó, bạn nên đặt người bị rắn cắn nằm xuống sao cho vết cắn thấp hơn vị trí của tim và dùng vải buộc vào vị trí gần vết cắn để nọc độc không lan ra. Chú ý không di chuyển người bị rắn cắn.
5. Đánh răng ngay sau bữa ăn
Việc này làm hỏng men răng, lớp bảo vệ của răng nên bạn hãy hạn chế. Chỉ nên đánh răng vào buổi sáng và tối.
6. Đập vào lưng người bị nghẹn khi họ đang ở tư thế thẳng
Việc đập vào lưng người bị nghẹn khi họ đang đứng hoặc ngồi có thể khiến di vật trôi vào sâu hơn. Hãy để người bị nghẹn nghiêng người về phía trước và đập vào vị trí giữa hai bả vai thật mạnh.
7. Chườm đá trực tiếp lên vết bầm tím
Đây là lỗi sai nhiều người mắc vì da rất mỏng và khi chườm đá lên sẽ làm giảm lưu lượng máu, làm chậm quá trình chữa lành vết thương. Bạn chỉ nên bọc đá lạnh vào khăn bông rồi chườm vào vết bầm khoảng 10 phút.
8. Bôi bơ hoặc chườm đá vào vết bỏng
Việc thoa bơ hoặc đá vào vết bỏng không những không có tác dụng mà còn khiến tổn lương lâu lành. Trong trường hợp này, bạn nên để vùng da bị bỏng dưới dòng nước mát khoàng 20 phút.
9. Sử dụng nhiệt trực tiếp vào vùng da bị tê cóng
Đây là việc làm sai lầm có thể khiến da bị bỏng. Khi bị tê cóng, bạn nên ngâm tay vào nước ấm (không phải nước nóng) hoặc uống nước ấm và làm ấm cơ thể dần dần bằng quần áo.
10. Dùng chai nhựa nhiều lần
Thói quen này không tốt vì có một hóa chất nguy hiểm trong nhựa gọi là BPA có thể phát tán vào nước thông qua các vết xước khi bạn dùng lại chai nhựa đựng nước nhiều lần. Chất này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và gây ung thư.
Hãy bỏ chai nhựa sau 1 lần sử dụng và hạn chế dùng đồ nhựa.
Sáng 16/12, BS Hà Anh Đức, Phó khoa Nhi Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Kon Tum cho biết, khoảng 1 đến 2 ngày nữa, cháu bé bị bỏ dưới...
Nguồn: [Link nguồn]