10 phút "thần tốc" cứu sống cụ ông U90 đột quỵ nặng

Sự kiện: Đột quỵ

Một cụ ông có tiền sử hút thuốc 20 năm đột ngột bị đột quỵ nặng vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ “thần tốc” cứu sống chỉ trong vòng 10 phút.

Sáng 1/3 Bác sĩ CK2 Phạm Thanh Phong - Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa can thiệp thành công tái thông hoàn toàn động mạch bị tắc trong 10 phút cho cụ ông đột quỵ nặng.

Bệnh nhân nói trên là ông L.V.S (84 tuổi, ngụ tỉnh Bạc Liêu). Ông S. có tiền sử hút thuốc trên 20 năm và bị tăng huyết áp. Đang ngủ, ông cụ thức dậy đi vệ sinh. Sau khi trở lại giường ngủ thì đột ngột yếu nửa người bên phải, lơ mơ. Gia đình đã nhanh chóng mời nhân viên y tế địa phương đến sơ cứu và chuyển đến bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu.

Ông S. nhập viện trong tình trạng lơ mơ, liệt nửa người bên phải. Thời gian từ lúc khởi phát bệnh đến lúc nhập viện là 5 giờ 30 phút.

Tiếp nhận bệnh nhân các bác sĩ đã nhanh chóng kích hoạt ngay hệ thống cấp cứu đột quỵ. Tiến hành CTscan não cho thấy, cụ ông bị tắc động mạch thân nền từ vị trí hợp lưu đến đỉnh thân nền. Bác sĩ nhận định, tắc mạch ở vị trí này sẽ gây nguy cơ tử vong rất cao nếu không can thiệp tái thông mạch máu. Chậm trễ, di chứng để lại rất nặng nề, bệnh nhân có thể sống đời sống thực vật hoặc liệt tứ chi.

Ông S. đang hồi phục tốt sau can thiệp.

Ông S. đang hồi phục tốt sau can thiệp.

Trong vòng 10 phút, ekip can thiệp nội mạch đã tái thông hoàn toàn động mạch bị tắc của ông S. và hút ra được rất nhiều huyết khối.

Hiện tại bệnh nhân đã tỉnh, hồi phục tốt và đang tiếp tục điều trị tại khoa Đột quỵ của bệnh viện.

Theo Tiến sĩ Bác sĩ Hà Tấn Đức - Trưởng khoa đột quỵ, đột quỵ thiếu máu não cục bộ chiếm khoảng 80 – 85%. Trong đó, tỉ lệ người trên 80 tuổi chiếm trên 1/3 tổng số người bệnh đột quỵ được nhận vào viện và thường nặng nề hơn.

Tiên lượng hồi phục của đột quỵ phụ thuộc rất nhiều vào thời gian tái thông mạch máu bị tắc và vị trí bị tắc mạch.

Tắc nghẽn cấp của động mạch cảnh trong, động mạch não giữa hoặc động mạch thân nền thường có tiên lượng xấu nếu không được tái thông kịp thời. Vì vậy, điều tối quan trọng khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ như: Méo miệng, liệt hoặc yếu một bên người, nói khó hoặc không nói được,… người nhà cần nhanh chóng đưa đến viện trong giờ vàng (0 – 6 giờ từ khi bệnh khởi phát). Sau 6 giờ vàng đó, nếu bệnh nhân không được tái thông các mạch lớn bị tắc trong não sẽ có nguy cơ tử vong cao hoặc bị tàn phế nặng nề. Càng cấp cứu sớm, tỉ lệ hồi phục càng cao.

Vì sao trà xanh, cà phê giúp tránh đột quỵ lần 2?

Nếu bạn đã từng đau tim hay đột quỵ, uống nhiều trà xanh, cà phê có thể hỗ trợ sống lâu hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kim Hà ([Tên nguồn])
Đột quỵ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN