10 lợi ích tuyệt vời của những củ sả với sức khỏe
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, sả được sử dụng rộng rãi như là một gia vị thường thấy trong bữa ăn hằng ngày tại các nước châu Á.
Sả có hương vị như chanh và có thể sấy khô và tán thành bột hay sử dụng ở dạng tươi sống. Vậy hãy cùng khám phá lợi ích tuyệt vời của cây nhiệt đới này nhé!
1. Giúp tiêu hóa tốt
Sả có tác dụng làm giảm các rối loạn tiêu hóa ( trà thảo dược). Theo Catherine Lancri, chuyên gia điều trị bằng thảo dược cho biết "Sả có tác dụng chống co thắt dạ dày ruột".
Đặc biệt giảm đau bụng và đầy hơi. Hòa 1 muỗng cà phê lá sả vào trong một chén nước sôi. Sau khi hãm vài phút, chắt nước ra để uống. Nên uống sau bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa.
2. Giảm đau khớp
Dùng dưới dạng thuốc đắp hoặc tinh dầu pha loãng có tác dụng giảm đau khớp, thấp khớp do tác dụng kháng viêm của sả. Ngoài ra còn dùng điều trị bong gân.
Nhỏ 10 giọt tinh dầu Sả (Cymbopogon nardus) rồi thêm 2 muỗng canh dầu thực vật, khuấy đều sau đó cho vào chai, dùng xoa bóp các chỗ đau. Dạng thuốc đắp có thể thấm thuốc vào miếng vải và đặt ngay trên chỗ đau.
Sả có hương vị như chanh và có thể sấy khô và tán thành bột hay sử dụng ở dạng tươi sống. Ảnh minh họa.
3. Xua đuổi muỗi
Để có hiệu quả phải thường xuyên bôi trên da hay quần áo, hoặc xịt thuốc liên tục. Để có hiệu quả mạnh hơn, bạn có thể kết hợp với các loại tinh dầu khác hoa oải hương hoặc bạch đàn.
Ngoài ra sả dùng để sản xuất thuốc diệt côn trùng không độc cho người và các thuốc chống muỗi khác. Trộn 10 giọt tinh dầu sả và 2 muỗng canh dầu thực vật. Đến chiều tối, xoa 4-5 giọt vào chỗ da tiếp xúc với không khí như quanh cổ tay, mắt cá chân, cổ…
4. Khử mùi hôi, khói thuốc lá
Có tác dụng tốt trong việc tẩy sạch vi trùng (virus và vi khuẩn). Ngoài ra sả dùng để khử mùi hôi, mùi thuốc lá...
Theo Catherine Lancri chuyên gia điều trị về thảo dược cho biết khi dùng nên tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời vì có thể nổi những vết đen trên da mà không thể tẩy được.
Sả có tác dụng chống sốt và cảm cúm nhờ vào tác dụng kháng khuẩn. Ảnh minh họa.
5. Chống sốt, cảm cúm
Sả có tác dụng chống sốt và cảm cúm nhờ vào tác dụng kháng khuẩn. Vào những lúc thời tiết lạnh cơ thể dễ bị cảm cúm, sốt, tiêu chảy, các bệnh về phổi …và sả là “ bạn đồng hành” trong lúc này.
Pha 1 muỗng cà phê lá sả với nước sôi. Hăm vài phút rồi chắt nước ra. Uống 3 lần một ngày cho đến khi giảm các triệu chứng. Nếu bệnh không thuyên giảm nên đi khám bác sĩ.
6. Có tác dụng cầm máu
Tinh dầu sả có tác dụng cầm máu hoặc giảm chảy máu. Cho một giọt tinh dầu (Cymbopogon citratus) trực tiếp vào vết thương.
7. Giảm viêm mô tế bào
Nhỏ 2 giọt tinh dầu xả vào cái cốc và thêm một muỗng canh dầu thực vật (dầu bưởi) và xoa bóp ở mông, hông hoặc vùng chân bị mỏi tốt nhất là vào buổi tối sau khi tắm.
8. Tác dụng lợi tiểu
Sả giúp thải trừ chất độc ra khỏi cơ thể do tác dụng lợi tiểu của nó. Và thật vậy sả là cây thuốc tuyệt vời giúp cơ thể giải độc.
9. Tốt cho hệ thần kinh
Nếu bị mệt mỏi, stress, lo âu trong cuộc sống thường nhật, khó ngủ thì sả là “đồng minh’ cho sức khỏe tinh thần do có tác dụng thư giãn.
Sả chứa ít calo vì vậy có thể cho vào trong món ăn hàng ngày mà không phải lo lắng về tăng cân. Ảnh minh họa.
Ngoài ra có tác dụng giãn cơ giúp giảm co thắt và giảm đau nếu bạn có những hoạt động thể dục thể thao mạnh.
10. Giảm cân
Sả chứa ít calo (khoảng 44 calo cho 100 g sả) vì vậy có thể cho vào trong món ăn hàng ngày mà không phải lo lắng về tăng cân.
Thêm vào đó với hương thơm của sả đã làm tăng hương vị của món ăn nhưng lại hạn chế được chất béo!