10 dấu hiệu thầm lặng của stress

Sự kiện: Bệnh stress

Cuộc sống khó khăn có thể làm bạn dễ bị tấn công bởi các dấu hiệu căng thẳng.

Nếu bạn đang có 10 dấu hiệu dưới đây thì nên bắt đầu quá trình thư giãn bản thân và nghỉ ngơi vì nó có thể là beieru hiện của việc bạn bị stress.

Đau đầu vào cuối tuần

Tiến sĩ Todd Schwedt, giám đốc trung tâm Thần Kinh trường đại học Washington cho biết: “Ảnh hưởng của stress có thể nhắc bạn bằng những cơn đau nửa đầu. Khi lịch trình ăn ngủ, sinh hoạt các ngày trong tuần không khoa học, bạn sẽ gặp các cơn đau vào dịp cuối tuần”.

Cơn đau bụng nguy hiểm trong “ngày đèn đỏ”

Phụ nữ căng thẳng có nguy cơ bị đau bụng và chuột rút gấp hai lần trong chu kỳ kinh nguyệt so với những người ít căng thẳng. Các nhà nghiên cứu của trường đại học Harvard cho biết: “Sự căng thẳng là nguyên nhân gây mất cân bằng hormone. Các bài tập thể dục có thể xoa dịu chứng chuột rút và căng thẳng, bằng cách giảm hoạt động của hệ thần kinh”.

Miệng đau nhức

Matthew Messina, người cố vấn của Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ chia sẻ: “răng đau nhức là dấu hiệu của việc nghiến răng, thường xảy ra trong khi ngủ và có thể trở nên tồi tệ hơn bởi sự căng thẳng. Bạn nên hỏi nha sĩ về thiết bị bảo vệ răng trong khi ngủ có thể giảm hoặc ngừng hiện tượng nghiến răng”.

Những cơn ác mộng

Khi bạn có những giấc mơ tích cực, bạn sẽ thức dậy trong một tâm trạng tốt hơn trước khi bạn đi ngủ, tiến sĩ Rosalind Cartwright, giáo sư tâm lí học tại trung tâm y tế,trường đại học Rush chia sẻ. Khi bị stress, bạn thức dậy thường xuyên hơn, những hình ảnh ám ảnh sẽ xuất hiện liên tiếp và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Thói quen ngủ tốt có thể giúp ngăn chặn điều này, khi bạn ngủ từ 7 giờ đến 8 giờ một đêm và tránh caffeine, rượu hay chất kích thích trước giờ đi ngủ.

Chảy máu nướu răng

Ông Preston Miller, cựu chủ tịch của American Academy of Periodontology cho biết: “Những người bị căng thẳng có nguy cơ cao bị bệnh nha chu. Các hormone căng thẳng Cortisol làm giảm hệ thống miễn dịch và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào nướu răng. Nếu bạn đang làm việc nhiều giờ và ăn uống ngay tại bàn làm việc, hãy chú ý vệ sinh răng miệng. Ngoài ra, đảm bảo sức khỏe răng miệng bằng cách tập thể dục và ngủ đúng giờ cũng giúp giảm căng thẳng thấp hơn”.

Thèm ăn đồ ngọt

Căng thẳng là một trong nhiều khả năng kích hoạt kích thích tố trong cơn thèm sô cô la - thèm đồ ngọt của bạn.

10 dấu hiệu thầm lặng của stress - 1

Thèm đồ ăn ngọt là dấu hiệu của bệnh stress

Ngứa da

Một nghiên cứu tại Nhật Bản trên 2.000 người cho thấy những người ngứa mãn tính (được gọi là ngứa) có khả năng trải qua stress cao gấp hai lần so với người không có dấu hiệu này. Một điều khác là hiện tượng ngứa có thể dẫn đến căng thẳng, bạn sẽ cảm thấy lo lắng và từ đó làm trầm trọng hơn các căn bệnh như viêm da, eczema, bệnh vảy nến. Phản ứng căng thẳng kích hoạt các sợi thần kinh, gây ra cảm giác ngứa trong cơ thể.

Dị ứng trở nên tồi tệ

Các nhà nghiên cứu từ trường đại học Ohio State University cho biết, các triệu chứng dị ứng thường xuất hiện ở nhiều người sau khi họ trải qua cảm xúc lo lắng. Kích thích tố căng thẳng có thể gây tăng sản xuất lgE, một protein trong máu gây nên phản ứng dị ứng trên cơ thể - theo tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Kiecolt – Glaser.

Tăng mụn trứng cá

Stress làm tăng viêm dẫn đến mụn và mụn trứng cá ngay cả với người trưởng thành - Gil Yosipovitch, giáo sư về da liễu tại đại học Wake Forest cho biết. Các chế phẩm kem dưỡng da chứa thành phần axit salicylic hoặc benzoyl peroxide, cộng thêm kem dưỡng ẩm noncomedogenic sẽ giúp da không quá khô. Nếu làn da của bạn qua vài tuần điều trị không có tiến triển, bạn có thể gặp bác sĩ để tìm biện phát tích cực hơn.

10 dấu hiệu thầm lặng của stress - 2

Stress làm tăng viêm dẫn đến mụn và mụn trứng cá ngay cả với người trưởng thành

Đau bụng

Lo lắng và căng thẳng có thể gây ra đau bụng, cùng với các cơn đau đầu, đau lưng và mất ngủ. Nghiên cứu trên 1.953 người đàn ông và phụ nữ cho biết những người trải qua mức độ cao nhất của sự căng thẳng có nguy cơ bị đau bụng cao gấp 3 lần với những người thoải mái hơn. Ruột có liên kết với dây thần kinh não bộ tiếp nhận và xử lí thông tin khi bạn trải qua cảm xúc stress.
Học cách quản lí căng thẳng cùng các môn tập thể dục, hay trao đổi cùng nhà tâm lí nếu bạn thường xuyên có triệu chứng này. Bạn cần kiểm tra sức khỏe để loại trừ bị dị ứng thức ăn, nạp nhiều lactose, hội chứng kích thích ruột hay các dấu hiệu lở loét.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đẹp
Bệnh stress Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN