10 dấu hiệu cảnh báo bệnh thận
Thận là những người thợ làm việc chăm chỉ và không biết mệt mỏi trong việc giúp cơ thể dọn dẹp rác thải và thải chất thải chuyển hóa. Nếu chẳng may có điều gì đó xảy ra với hai quả thận thì chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động của cơ thể.
Ảnh minh họa từ Internet
Các chuyên gia cho biết rối loạn chức năng thận, có biểu hiện lâm sàng khá phức tạp. Ngoài những triệu chứng như tiểu ra máu, tiểu dắt, tiểu buốt,.. và các triệu chứng khác của nước tiểu thì cũng có thể phát hiện bệnh thận qua một số dấu hiệu khác.
1. Phù
Thận là cơ quan bài tiết nước trong cơ thể, nếu thận có vấn đề, lượng nước thừa tích tụ trong cơ thể gây ra phù. Dấu hiệu xuất hiện sớm thường phù ở mí mắt, phù mặt và cằm, sau đó phát triển phù nề khắp cơ thể. Các trường hợp nặng có thể dẫn tới tràn dịch màng phổi hoặc cổ trướng.
2. Kém ăn
Khi gặp vấn đề chức năng thận, các chất như creatinine, urê và các độc tố khác sẽ dần dần tích lũy trong cơ thể và kích thích đường tiêu hoá. Sau đó dẫn đến mất cảm giác ngon miệng, nước tiểu nặng mùi, lưỡi và miệng bị lở loét, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và xuất huyết tiêu hóa. Những biểu hiện trên thậm chí là triệu chứng đầu tiên của nhiều bệnh nhân bị bệnh thận.
3. Ngứa da
Thận có chức năng thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Khi bị suy thận, các độc tố tồn đọng lại trong máu dẫn đến ngứa ngáy ở da. Ngoài ra, da mặt cũng sẽ thay đổi sẫm màu và khô.
4. Thay đổi hơi thở và vị giác
Biểu hiện suy thận có thể ảnh hưởng đến vị giác, hơi thở của bạn. Một số triệu trứng cụ thể như thấy hơi thở nông hơn, khó hít sâu. Ngoài ra trong miệng luôn cảm thấy có vị khác lạ, hơi thở có mùi, cảm nhận về thức ăn kém đi, ăn không thấy ngon.
5. Thiếu máu
Chức năng thận suy giảm có thể dẫn đến rút ngắn tuổi thọ hồng cầu, giảm tiết erythropoietin, chức năng máu trong tủy xương kém. Đồng thời, do sự hấp thu sắt và axit folic trong ruột giảm, dẫn đến giảm lượng hồng cầu trong cơ thể, dẫn đến tình trạng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi.
6. Đau khớp
Những người có lượng acid uric trongmáu cao, khi có vấn đề sẽ được tích tụ ở thận, dẫn đến rối loạn chức năng thận. Do đó, những người đàn ông trung niên đột nhiên ngón chân, mu bàn chân, mắt cá chân, đầu gối sưng, đau khớp, có phù nề, cao huyết áp, tiểu đêm,…Hãy đến bác sĩ điều trị thận ngay lập tức.
7. Đau lưng vùng thấp
Một số bệnh nhân gặp phải triệu chứng đau lưng vùng thấp mà không rõ nguyên nhân. Biểu hiện thường đau một bên, một số trường hợp đau lan sang cả hai bên. Nếu gặp triệu chứng này hãy nghĩ ngay đến sỏi thận, ứ nước trong thận hoặc một số bệnh như suy thận hay viêm cầu thận.
8. Đau xương
Khi chức năng thận suy giảm, một số chuyển hóa ngừng hoạt động. Bệnh nhân có thể mắc các chứng bệnh về xương khớp nguy hiểm. Theo lý luận đông y, thận là chủ xương, vì vậy dấu hiệu này cần được quan tâm.
9. Huyết áo cao
Ngoài chức năng bài tiết nước tiểu qua thận và chức năng trao đổi chất thải, thận cũng có chức năng điều chỉnh huyết áp. Khi chức năng thận bị suy yếu, dẫn đến huyết áp cao, tăng huyết áp…
10. Biến động đường trong máu
Từ 8% đến 10% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể mắc các bệnh về thận, lâu dần chức năng thận sẽ giảm và cuối cùng dẫn đến suy thận mãn tính. Do đó, kiểm soát tốt lượng đường trong máu cũng có tác dụng tốt cho sức khoẻ của thận.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp người mắc bệnh thận cảm thấy dễ chịu và kéo dài thời gian làm việc của thận.