Trận đấu nổi bật

krawietz-va-puetz-vs-purcell-va-thompson
Nitto ATP Finals
T. Puetz & K. Krawietz
-
M. Purcell & J. Thompson
-
alexander-vs-taylor
Nitto ATP Finals
Alexander Zverev
-
Taylor Fritz
-
heliovaara-va-patten-vs-arevalo-va-pavic
Nitto ATP Finals
H. Patten & H. Heliovaara
-
M. Pavic & M. Arevalo
-
jannik-vs-casper
Nitto ATP Finals
Jannik Sinner
-
Casper Ruud
-

Ngành thể thao đang "tận thu" kình ngư Ánh Viên?

(Tin thể thao, Tin SEA Games) SEA Games 29 vừa kết thúc, Ánh Viên sẽ tiếp tục được đăng ký thi đấu ở Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á (AIG 5) 2017.

AIG 5 theo kế hoạch sẽ diễn ra từ 17-27/9 tại Turkmenistan. Đoàn Việt Nam dự tranh với 175 thành viên, gồm 130 VĐV do Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn làm Trưởng đoàn. Theo TTK Hiệp hội Thể thao dưới nước (TTDN) Đinh Việt Hùng, Ánh Viên được đăng ký dự tranh 4 cự li gồm: 50m và 100m ngửa, 50m và 100m tự do.

Ngành thể thao đang "tận thu" kình ngư Ánh Viên? - 1

Ánh Viên góp 8/10 HCV của bơi lội Việt Nam tại SEA Games 29. Nhưng đấu trường Olympic là một câu chuyện khác

Trao đổi với Tiền Phong, một số chuyên gia cho biết, AIG 5 không có tác dụng về chuyên môn đối với Nguyễn Thị Ánh Viên. Việc đăng ký cho Ánh Viên dự thi giải đấu này chỉ có tính chất giúp HLV và VĐV giành huy chương, có thêm tiền thưởng.

Ông Đinh Việt Hùng thừa nhận với Tiền Phong, mục tiêu đặt ra đối với đội tuyển bơi lội và Ánh Viên là “giành HCV”, không nhắm tới cải thiện chuyên môn. “Đúng là về chuyên môn VĐV khó cải thiện, vì SEA Games vừa kết thúc xong. Thời gian giữa hai giải đấu quá gần”-ông Hùng cho biết.

Tại SEA Games 29, Ánh Viên được đăng ký thi 14 cự li, với kết quả cô giành 8 HCV, 2 HCB. Con số này nhiều hơn 1 HCB so với thành tích của Ánh Viên ở SEA Games 28 (Singapore), khi Ánh Viên đoạt 8 HCV, 1 HCB và 1 HCĐ.

Tuy nhiên, thông số chuyên môn của kình ngư Quân đội ở nhiều cự li không có sự tiến bộ, thậm chí giảm so với trước. Cô đồng thời cũng thua hai đối thủ người Singapore, Ting Wen và Jing Wen ở những nội dung có sự tham dự của 2 VĐV, vốn là hai chị em trong một nhà này.

Có một sự so sánh cách sử dụng Ánh Viên của Việt Nam so với cách Singapore đầu tư cho VĐV của nước này. Schooling, kình ngư nổi tiếng nhất Singapore, chỉ đăng ký thi đấu 6 nội dung. Các cự li còn lại được chia cho Zheng Wen, được xem là nhân vật số 2 sau Schooling, và các VĐV khác của Singapore.

Tương tự, hai chị em Ting Wen và Jing Wen cũng đăng ký không quá 5 hoặc 6 cự li cá nhân. Riêng Ánh Viên phải thi 14 cự li. Theo một chuyên gia, ngành thể thao và đội tuyển bơi lội Việt Nam có vẻ như muốn Ánh Viên “gom” càng nhiều HCV càng tốt để lấy thành tích, thay vì để cô tập trung vào các cự li sở trường, có khả năng phát triển mạnh để hướng tới Olympic.

“Với tư cách Trưởng đoàn, tôi không bao giờ chỉ đạo Ánh Viên phải bằng mọi giá lấy huy chương cho đoàn TTVN. Đã có lúc tôi yêu cầu không thi đấu các nội dung khác để đảm bảo sức khoẻ cho VĐV, nhưng nội dung chính phải đạt kết quả cao, thậm chí phá kỷ lục”, Trưởng đoàn Trần Đức Phấn đã khẳng định như thế này khi được đặt vấn đề trên. Tuy nhiên, điều này có vẻ như…chưa đúng lắm nếu nhìn vào thực tế thi đấu của Ánh Viên tại SEA Games 29.

Có một điều chắc chắn, với trình độ hiện tại, việc Ánh Viên giành bao nhiêu HCV ở SEA Games đã không còn nhiều ý nghĩa. Nhưng nếu không cải thiện được chuyên môn, giấc mơ giành HCV Olympic của kình ngư Quân đội sẽ còn rất xa. Thực tế thành tích thi đấu của cô tại Olympic Rio de Janeiro có lẽ là minh chứng rõ nhất.

Ánh Viên kỳ tích 8 HCV, chấn động đường bơi SEA Games 2017

Ánh Viên chói sáng với thành tích giành 8 HCV cho bơi lội Việt Nam ở SEA Games.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyên Phong ([Tên nguồn])
SEA Games 32 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN