Những cảnh đồng tính của Leonardo DiCaprio
Trên màn ảnh, không ít lần nam tài tử Hollywood Leonardo DiCaprio vào vai nhân vật đồng tính với những cảnh thân mật, khóa môi bạn diễn nam khiến fan phát sốt.
Bộ phim đầu tiên ngôi sao Titanic và có nụ hôn đầu tiên trên màn ảnh lại dành cho một người đồng giới, nam diễn viên người Anh David Thewlis (thầy Lupin trong loạt phim Harry Potter) trong bộ phim Total Eclipse (1995) của đạo diễn Agnieszka Holland. Phim dựa trên vở kịch cùng tên của nhà biên kịch Christopher Hampton dựng năm 1967.
Tình yêu đồng tính của hai nhà thơ Pháp
Nội dung phim dựa trên những bức thư và bài thơ về mối quan hệ đầy đam mê và bạo lực giữa hai nhà thơ Pháp ở thế kỷ 19 là Arthur Rimbaud (DiCaprio đóng) và Paul Verlaine (Thewlis thủ vai) ở thế kỷ 19. Rimbaud từng ngưỡng mộ người thầy của anh Verlaine và thường xuyên viết thư cho ông bằng những bài thơ đầy trữ tình, lãng mạn.
Tình yêu Verlaine (Thewlis) dành cho Rimbaud (DiCaprio).
Verlaine sau đó rủ Rimbaud đến nhà bố vợ của ông ở Paris, và đang sống cùng người vợ đang mang thai. Chàng thanh niên 16 tuổi Rimbaud ngay lập tức khiến Verlaine mê muội khi nhìn thấy cơ thể non tơ và quyến rũ của một chàng trai mới lớn, đặc biệt là cách suy nghĩ ngây thơ của cậu. Cả hai đã bị lôi cuốn vào cuộc tình đồng giới, sáng tác những bài thơ và cả những hành động đầy bạo lực.
Đặc biệt khi cả hai đến Brussel, khi Verlaine say đã bắn và khiến Rimbaud bị thương. Verlaine đã bị bắt ngồi tù 2 năm vì bị phát hiện quan hệ đồng giới và hãm hại người khác. Khi ra tù, Verlaine tìm gặp lại Rimbaud ở Đức, với mong muốn gắn lại quan hệ giữa hai người.
Khoảnh khắc đam mê của hai nhân vật trong Total Eclipse.
Tuy nhiên cả hai sau đó đã không bao giờ gặp lại nhau. Rimbauld một mình đến Ethiopia và anh gặp tình yêu khác của mình ở đây, một cậu bé bản sứ. Không lâu sau anh phải quay rở lại Pháp vì khối u ở đầu gối tấy phát.Vết thương quá nặng và lan nhanh khiến Rimbauld qua đời ở tuổi 37.
Bộ phim gặp phải sự chỉ trích của các nhà phê bình khi cho rằng, phim không đề cập đến những tác phẩm là các bài thơ của Rimbauld và Verlaine, đặc biệt là vai trò của họ trong việc phát triển phong trào thơ tượng trưng thế kỷ 19. Ngược lại, vai diễn, âm nhạc và hình ảnh trong phim lại nhận được sự khen ngợi của các nhà phê bình.
Nụ hôn đầu tiên trên màn ảnh của DiCaprio dành cho một người đồng giới.
Đặc biệt vai diễn của DiCaprio chưa thoát được vai diễn của anh trong bộ phim The Basketball Diaries (1995), một nhân vật có thật Jim Carroll, một cậu bé trung học mang ước mơ tỏa sáng thành ngôi sao bóng rổ nhưng rồi lại bị lạc vào vòng xoáy của thế giới đen tối và trụy lạc, nghiện ma túy, từng bị thầy giáo dạy thể dục (Bruno Kirby đóng) xâm hại tình dục ngay trong phòng thay đồ.
Cảnh Leonardo DiCaprio vai cậu học trò Jim bị thầy giáo xâm hại tình dục trong phim The Basketball Diaries.
Tình yêu đồng tính của hai đặc vụ FBI
Năm 2011, Leonardo vào vai cựu lãnh đạo Cục điều tra liên bang Mỹ khét tiếng FBI J.Edgar Hoover. Đóng cặp với Leonardo là nam tài tử điển trai, ngôi sao The Social Network Armie Hammer trong vai Clyde Tolson, cấp dưới của Hoover – phó giám đốc FBI từ bộ phim J.Hoover của đạo diễn Clint Eastwood.
Edgar J.Hoover (DiCaprio) và Tolson (Armie đóng).
Nói về vai diễn liệu Hoover có phải là người đồng tính, Leonardo có mặt tại Liên Hoan Phim AFI cho biết: “Nói thật, tôi không có câu trả lời chính xác cho vấn đề này và tôi không nghĩ những người còn sống như chúng ta có thể trả lời được câu hỏi này. Với vai trò là một nhân viên tình báo ở FBI, nhiều người đơn giản chỉ nghĩ hai người đàn ông họ có mối quan hệ trên công việc và họ phối hợp ăn ý, chuyên nghiệp. Vì vậy họ chỉ đơn thuần là tình huynh đệ hết sức bền chặt, gắn bó. Hai người đàn ông họ luôn bên nhau bất kỳ tình huống nào. Họ ăn sáng, ăn trưa và ăn tối cùng nhau. Họ làm việc cùng nhau và họ đã như vậy suốt gần 50 năm. Họ đã sống cùng nhau và cũng được chôn cùng nhau. Họ không có gia đình và cũng chẳng bao giờ có bạn gái”.
Trong khi đạo diễn Clint Eastwood khẳng định, nếu Hoover là đồng tính thì cũng khó xác định vào ông ấy là đồng tính khi thời gian đó là những năm 1930: “Năm 1919, khi Hoover 24 tuổi và đời sống tình dục của ông ấy khó ai có thể nói đó là đồng tính, bởi cả Hoover và Tolson họ đều bị mất mát quá lớn, mất gia đình, công việc, gần như tất cả”, Eastwood cho biết. Nói về nụ hôn đồng giới giữa Leonardo và Armie, Eastwood nhận định: “Tôi chỉ thấy đó là điều hết sức bình thường”.
DiCaprio (trái), Armie Hammer và đạo diễn Clint Eastwood.
Đây là hai nhân vật có thật trong lịch sử, đều là hai ngươi đàn ông có quyền lực nhất nhì của FBI thời bấy giờ. Edgar Hoover là một người có thái độ nghiêm nghị và chiến thuật điều tra đáng kinh ngạc của ông. Ngoài ra, J. Edgar còn gây tranh cãi về mối quan hệ trên mức thân mật với cấp dưới Clyde Tolson, sinh năm 1900 và nhỏ hơn J.Edgar Hoover 5 tuổi. Năm 1927, sau khi nhận được bằng luật tại Đại học Washington, Clyde chính thức được nhận vào làm việc tại Cục điều tra liên bang Mỹ- nơi J.Edgar Hoover đang là giám đốc.
Clyde Tolson được miêu tả lại là một người đàn ông điển trai và cuốn hút, có nhiều tài lẻ và cần cù, tận tụy với công việc. Đó là lý do vì sao chỉ mới chuyển về FBI không lâu, Clyde Tolson liền được chuyển lên vị trí trợ lý cho giám đốc FBI là J.Edgar Hoover. Nhanh chóng cả hai người đã trở nên thân thiết và gắn bó với nhau đến mức nhiều người cảm thấy quan hệ của Hoover và Tolson thân mật “quá mức”.
Hoover và Tolson như hình với bóng trong suốt cuộc đời hoạt động gần 50 của họ ở FBI.
Có lần Clyde Tolson thông báo sẽ kết hôn, J.Edgar Hoover thể hiện thái độ tức giận rồi khi mắng té tát Clyde Tolson một cách vô cớ. Hai người đóng kín cửa trong phòng và tranh luận vô cùng gay gắt. Mặc dù nội dung buổi tranh cãi này giữa hai người thì vẫn luôn là bí mật mà không hề ai biết.
Trong suốt 44 năm làm việc bên nhau, Hoover và Tolson đã trở thành một cặp đôi không thể tách rời. Cả hai cùng nhau đi nghỉ, cùng nhau làm việc, cùng nhau dùng bữa, đi nghỉ cùng nhau và còn mặc trang phục giống nhau. Thậm chí khi cả hai qua đời cũng có nguyện vọng được chôn cùng nhau khi yêu cầu gia đình chôn cất họ cạnh nhau.
J.Edgar Hoover (phải) và Clyde Tolson ngoài đời thực.
Đặc biệt, luật sư của J.Edgar Hoover là Roy Cohn từng tiết lộ cho biết, J.Edgar Hoover có xu hướng tình dục khá kỳ cục. Roy Cohn từng mặc cho J.Edgar Hoover những bộ đồ của phụ nữ và gọi Hoover Mary bởi “Đây là cái tên mà Hoover rất thích”, Cohn chia sẻ. Ngày 2/5/1972, nhân vật có thế lực nhất nước Mỹ trong gần 50 năm qua đời một cách đột ngột trong phòng ngủ vì bệnh tim mạch.
Nụ hôn giữa Leo DiCaprio và Armie Hammer trong J.Hoover.
Gần đây nhất, Leonardo DiCaprio vào vai ông trùm bí ẩn Jay Gatsby trong Đại gia Gatsby/The Great Gatsby của đạo diễn Baz Luhrmann, dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Francis Scott Fitzgerald. Tuy không vào vai nhân vật đồng tính, tuy nhiên vai diễn của DiCaprio lại được một nhân vật vẫn luôn bị nghi là đồng tính – Nick Carraway (Tobey Maguire đóng), anh hàng xóm đồng thời cũng là anh họ của cô nàng Daisy Buchanan, người tình cũ từng khiến Gatsby mê mệt năm xưa.
Leonardo DiCaprio và Tobey Maguire trong The Great Gatsby.
Nhiều ý kiến cho rằng, Nick đơn thuần chỉ vì khâm phục tính cách và nghị lực của Gatsby thay vì yêu như một mối tình đồng giới. Bởi Gatsby vĩ đại ở chỗ, con tim hắn còn tồn tại và nung nấu một tình yêu chân thật. Tiền bạc với Gatsby không hề quan trọng mà chỉ là phương tiện vật chất giúp đưa gã vào xã hội thượng lưu của người tình cũ Daisy. Vì vậy mà Nick Carraway, một láng giềng xa lạ đã từ bỏ New York hoa lệ đề về với vùng quê Long Island để được gần gũi và tìm hiểu con người và quá khứ của Gatsby.
Trong phim của Luhrmann đã lược đi chi tiết cho thấy Nick là người đồng tính, có thể đọc một số đoạn ở cuối chương 2 có thể nhận thấy con người thật của anh. Đoạn miêu tả cảnh Nick gặp Tom, chồng của Daisycho thấy Nick say mê ngoại hình của Tom Buchanan đến thế nào: “Tôi đang trên đường đi New York để thăm em gái và ngủ qua đêm ở đó. Tom lúc đó mặc một bộ đồ vest và đôi giầy da đóng tinh xảo. Tôi không thể nào rời mắt khỏi anh ấy. Nhưng cứ mỗi lần anh ấy nhìn lại thì tôi lại giả vờ như đang đọc những tấm quảnh cáo phía trên đầu anh ấy. Khi xe lửa ngừng ở trạm thì tôi thấy anh ấy đã ở bên cạnh tôi từ lúc nào rồi, ngực áo sơ mi trắng của anh ép chặt vào cánh tay của tôi. Tôi nói với anh ấy tôi sẽ báo cảnh sát, thế nhưng anh ấy thừa biết tôi chỉ làm bộ. Tôi cảm thấy quá rung động đến nỗi khi tôi lên xe taxi cùng với anh, tôi không nhận ra rằng mình đã không lên chuyến xe điện ngầm. Lúc đó trong đầu tôi chỉ nghĩ tới nghĩ lui có một điều. “Đời người chẳng sống được bao lâu, đời người chẳng sống được bao lâu.”
Hành động, cử chỉ và ánh mắt Nick Carraway dành cho Gatsby cũng đủ cho những độc giả yêu mến tiểu thuyết nhận thấy tình cảm anh dành cho ông hàng xóm bí ẩn.
Hay như hành động của Nick dành cho Mckee một cách thân mật “bất thường”: “Chín giờ tối, sau đó chỉ thoáng một chút xíu khi tôi nhìn lại thì nó đã là mười giờ. Anh chàng McKee đang ngủ thiếp đi trên ghế với bàn tay nắm siết chặt đùi giống như bức hình của một người đàn ông đang trong tư thế chiến đấu. Tôi lấy khăn tay lau vệt kem cạo râu đã khô dính trên má của anh ta mà nó đã làm tôi khó chịu nguyên cả buổi chiều”.
Đoạn tả Nick Carraway ngắm nhìn Mckee ngủ: “..Rồi.. Tôi đứng cạnh bên giường của Mckee, anh ta ngồi giữa hai tấm trải giường che chiếc quần lót đang mặc, " tay cầm một tập rất nhiều hình chụp, có các tên như: Người đẹp và quái vật… Cô đơn… Con ngựa kéo già… Cầu Broolyn…”.
Mặc dù tình yêu của Nick dành cho Gatsby hay Mckee trong phim của Luhrmann đã bị lược đi hoặc bỏ hẳn đi. Tuy nhiên, những độc giả từng đọc The Great Gatsby và xem phim vẫn có thể nhận thấy tình cảm “đặc biệt” Nick dành cho Gatsby cũng như hai nhân vật nam khác.