Viên đạn ma: Bản Sherlock Holmes Châu Á
Tạ Đình Phong và Dương Mịch đã trở thành một cặp đôi ăn ý trong Viên đạn ma - bộ phim trinh thám được coi là phiên bản Sherlock Holmes của Châu Á.
Phiên bản “Sherlock Holmes” của Châu Á
Một vụ án thảm khốc đã diễn ra ngay tại trung tâm thành phố. Nạn nhân là một cô gái trẻ…Và điều kỳ lạ là cảnh sát không hề tìm thấy bất kỳ viên đạn nào trên thân thể đó!!!
Sau cái chết đầy bí ẩn này, Thượng Hải những năm 1930 trở nên đầy bất ổn với hàng loạt vụ án mạng tương tự liên tiếp xảy ra. Lời đồn thổi về “viên đạn ma" bị nguyền rủa giết người không để lại dấu vết khiến người dân vô cùng hoang mang. Trước tình hình đó, chàng thám tử trẻ Quách Truy (Tạ Đình Phong) và viên sĩ quan cảnh sát tài năng Đông Lộ (Lưu Thanh Vân) đã bắt tay vào cuộc cùng điều tra kẻ thủ ác.
Tạ Đình Phong trổ tài thiện xa trong phim Viên đạn ma
Với tài năng bắn sung thiện xạ của Quách Truy, khả năng phá án kỳ lạ của Đông Lộ, sự thật phía sau những vụ án bí ẩn đã từ từ sáng tỏ trong nỗi kinh ngạc của người dân thành phố.
Viên đạn ma khi được công chiếu tại Mỹ đã được báo chí ở đánh giá là phiên bản “Sherlock Homes” của Châu Á
12 triệu USD cho "Viên đạn ma"
So với các phim cùng thể loại khác, đạo diễn La Chí Lương không tập trung vào việc đưa khán giả vào cuộc truy tìm danh tính của kẻ sát nhân mà ông muốn thu hút khán giả vào cuộc phiêu lưu đầy gay cấn, hồi hộp của bộ ba thám tử tài ba Tạ Đình Phong, viên cảnh sát đầy nhiệt huyết Lưu Thanh Vân và cô nàng “Tiểu Vân Tước” (Dương Mịch đóng).
Cặp bài trùng thám tử tài ba Quách Truy viên cảnh sát đầy nhiệt huyết Đông Lộ
Bộ phim lấy bối cảnh Thượng Hải những năm 1930. Vào thời điểm đó, Thượng Hải là một thành phố sầm uất và là nơi giao thoa của nền văn hóa Đông – Tây. Chính vì vậy mà bối cảnh trong phim được thiết kế hiện đại và tinh tế. Đặc biệt, không gian trong phim được thiết kế khá rộng rãi. Để xây dựng mô hình nhà máy sản xuất đạn dược, đồn cảnh sát, đoàn phim đã thuê hẳn một nhà máy sản xuất gương và một nhà tù bỏ hoang ở khu vực ngoại ô Thượng Hải.
Đoàn làm phim phải thuê thuê một nhà máy sản xuất gương và một nhà tù bỏ hoang ở khu vực ngoại ô Thượng Hải để làm bối cảnh cho bộ phim
Ngoài bối cảnh, trang phục của các diễn viên trong phim cũng được chú trọng. Nhà thiết kế nổi tiếng Stanley Cheung – người đã từng thiết kế phục trang cho rất nhiều phim nổi tiếng như: Shaolin (2011), Bruce Lee, My Brother (2010), Vengeance (2009)… được mời đảm nhiệm vai trò thiết kế phục trang cho phim. Do phim lấy bối cảnh Thượng Hải năm 1930, thời điểm rối ren với các tổ chức tội phạm trị vì trên đường phố nên Stanley Cheung đã thiết kế các trang phục theo xu hướng thời trang của các ông trùm xã hội đen lúc bấy giờ. Đó là các bộ Âu phục vai rộng, kết hợp với mũ trắng và những điếu xì gà.
Trong số các diễn viên trong phim thì tạo hình và trang phục của Liêu Khải Trí là thú vị nhất. Mặc dù vào vai một ông trùm, chuyên thực hiện các phi vụ đen tối nhưng gương mặt của ông lúc nào cũng nhợt nhạt, trắng bệch, không có lông mày và trang phục thì trắng từ đầu đến chân, dáng vẻ này dường như hoàn toàn đối nghịch với nhân vật.
Tạo hình ấn tượng của ông trùm Liêu Khải Trí
Kinh phí sản xuất phim Viên đạn ma lên đến 12 triệu đô la (hơn 250 tỉ đồng), một kinh phí khá cao so với các phim hiện nay được sản xuất tại Hồng Kông. Mặc dù chỉ chiếu với số lượng bản phim hạn chế, thế nhưng Viên đạn ma đã mang đến một luồng gió mới cho mùa phim hè buồn tẻ tại Mỹ.