Vì sao giá xăng khó tăng mạnh vào kỳ điều hành sắp tới?
Giá xăng dầu thế giới vẫn duy trì xu hướng giảm nên rất khó có khả năng giá xăng trong nước tăng mạnh trong kỳ điều chỉnh tới đây.
Phiên giao dịch hôm nay (1-9), giá dầu thô toàn cầu lại rớt dưới mốc 90 USD/thùng. Cụ thể dầu thô WTI chỉ còn 88 USD/thùng. Dầu Brent và OPEC cũng hạ nhiệt khi lần lượt bán ra thị trường là 96 và 106 USD/thùng.
Giá dầu lao dốc vì hai thành phố của Trung Quốc là Thâm Quyến và Đại Liên đang áp dụng các biện pháp đóng cửa để chống dịch COVID-19. Chỉ số hoạt động nhà máy Trung Quốc trong tháng 8 cũng rớt xuống mức thấp vì chiến lược zero COVID của nước này.
Việc chống dịch nghiêm ngặt khiến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang gặp khó khăn trong việc duy trì động lực để tăng trưởng. Điều này đã khiến nhu cầu dầu xuống thấp.
Việc Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đưa ra thông điệp tiếp tục tăng lãi suất làm dấy lên lo ngại suy thoái kinh tế.
Ngoài ra, các thông tin mới nhất cho thấy, các kho dự trữ dầu thô của Mỹ vẫn tăng khoảng 593.000 thùng, trong khi trước đó dự kiến giảm 1,5 triệu thùng. Hai nhân tố này đã đưa giá dầu giảm trở lại.
Theo dữ liệu mới nhất của Bộ Công thương, giá xăng A95 nhập từ Singapore vẫn duy trì mức 111 USD/thùng. Mức giá này tương đương với ngày 16-2, khi đó giá xăng trong nước chạm mốc 25.322 đồng/lít (xăng A95). Nếu trừ đi thuế bảo vệ môi trường là 3.300 đồng thì giá xăng rớt xuống vùng giá 22.000 đồng/lít.
Nếu tính bình quân giá từ ngày 22-8 đến nay, giá xăng nhập chỉ dao động ở mức 112,77 USD/thùng. Mức giá này chỉ cao hơn bình quân giá kỳ trước từ 2-3 USD, do đó giá xăng trong nước khó có khả năng tăng mạnh.
Loài cá này chỉ có ở Huế, ngoài làm cá giống phát triển nuôi trồng thủy sản, cá rò còn là nguyên liệu làm nên loại mắm ngon nổi tiếng của địa phương.
Nguồn: [Link nguồn]