Ùn ứ nông sản tại cửa khẩu, chủ vựa ngắc ngoải tìm đầu ra

Với nỗi lo “mất Tết”, ôm lỗ cả tỷ đồng khi có xe hàng xuất khẩu phải quay đầu do ùn ứ tại cửa khẩu không thông quan được, nhiều chủ vựa vẫn đang cố gắng tìm đường tiêu thụ cho nông sản Việt.

Hơn một tháng qua, hàng nghìn xe hàng chở nông sản bị ùn ứ ở cửa khẩu nhiều ngày không thông quan được phải quay đầu.

Hàng trăm tài xế đổ thanh long, dưa hấu, xoài… ở dọc đường bán với giá rẻ như cho nhằm “gỡ gạc” lại chút cước vận tải, chi phí xăng dầu, bến bãi trong những ngày chờ thông quan. Đồng thời, không ít chủ vựa đóng hàng xuất khẩu phải chịu cảnh mất trắng hàng tỷ đồng với mỗi xe hàng không thông quan được.

Mỗi xe hàng nằm ở cửa khẩu trong nhiều ngày không thông quan được, chủ vựa mất hàng trăm triệu đồng đến cả tỷ đồng nếu thối, hỏng.

Mỗi xe hàng nằm ở cửa khẩu trong nhiều ngày không thông quan được, chủ vựa mất hàng trăm triệu đồng đến cả tỷ đồng nếu thối, hỏng.

Để gỡ lại chút vốn liếng đồng thời giúp nhà vườn tiêu thụ hàng tấn xoài đến kỳ thu hoạch thì thay vì làm hàng xuất khẩu, một số chủ vựa đã chuyển sang làm hàng tiêu thụ nội địa.

Chị Thu, chủ vựa xoài tại Cam Ranh (Khánh Hoà) cho biết, gia đình chị chuyên làm hàng xoài Úc xuất khẩu. Đợt tắc biên vừa rồi, nhà chị cũng phải quay đầu mất 1 xe hàng, thiệt hại cũng không phải là ít.

“Mình đóng cửa không thu mua xoài nữa vì không xuất đi được nhưng thương lái gọi điện, nhà vườn quen biết bao năm cũng không biết làm sao khi hàng chục tấn xoài vẫn neo trên cây chờ thu hoạch. Nghĩ mãi nên tôi quay ra làm hàng nội địa”, chị Thu nói.

Đang làm hàng xuất khẩu, mua giá cao với số lượng lớn nhưng vì tắc biên, một số vựa đã chuyển sang bán nội địa.

Đang làm hàng xuất khẩu, mua giá cao với số lượng lớn nhưng vì tắc biên, một số vựa đã chuyển sang bán nội địa.

Đang làm hàng xuất khẩu, giá thu mua lên đến 25.000-30.000 đồng/kg, mỗi đơn hàng từ 20-30 tấn nhưng do tắc biên, giá xoài giảm xuống một nửa. Các đầu mối tiêu thụ trong nước cũng chỉ nhập từ 4-5 tấn/ngày, khó khăn hơn nhiều.

“Thương nhất là nhà vườn. Họ làm xoài theo tiêu chuẩn xuất khẩu thì chi phí cao lắm, không như hàng bình dân hay hàng chợ thông thường. Giá có loại từ 30.000 đồng/kg xuống còn 15.000-17.000 đồng mà bán chậm lắm”, chị Thu nói.

Làm xoài xuất khẩu nhiều năm nay, anh Tuấn, chủ vựa xoài Nhật Huy (Đồng Nai) cho biết, đợt tắc biên vừa rồi vựa xoài nhà anh cũng thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng. Ngừng đóng hàng cả tháng trời vì thua lỗ nhưng cách đây vài ngày anh lại nhận được đơn hàng xuất khẩu qua đường biển. “Còn nước còn tát”, anh Tuấn lại tiếp tục vực dậy làm hàng xuất khẩu tiếp.

Thay vì vận chuyển hàng qua cửa khẩu Lạng Sơn, anh Tuấn làm hợp đồng với bạn hàng phía Trung Quốc để xuất khẩu qua đường biển.

Thay vì vận chuyển hàng qua cửa khẩu Lạng Sơn, anh Tuấn làm hợp đồng với bạn hàng phía Trung Quốc để xuất khẩu qua đường biển.

“Trước đây họ đặt hàng, mình thu mua rồi thuê xe vận chuyển sang bên đó. Họ nhận hàng, đạt tiêu chuẩn thì họ thanh toán. Vì vậy đợt tắc biên vừa rồi, chủ vựa như tôi coi như mất trắng. Giờ thì doanh nghiệp phía bên kia tự liên hệ đặt container ở cảng Hải Phòng, thanh toán một phần tiền hàng cho mình rồi mình mới làm hàng, vận chuyển”, anh Tuấn nói.

Theo anh Tuấn, nhờ hợp đồng rõ ràng và phía bạn hàng bên Trung Quốc lo việc đặt hàng vận chuyển qua đường biển nên trong 10 ngày qua, anh đã xuất thành công 3 container xoài.

Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn cho biết, tính đến ngày 2/1, tại các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh và Chi Ma vẫn còn 2.952 xe hàng hoá, chủ yếu là nông sản, trái cây. Trong khi đó, từ sáng 1/1 đến sáng 2/1, cửa khẩu Hữu Trị mới xuất được 53 xe hàng hoá, cửa khẩu Chi Ma thông quan chỉ khoảng 35-40 xe/ngày.

Hình ảnh ùn tắc tại cửa khẩu phía Bắc vào giữa tháng 12/2021.

Hình ảnh ùn tắc tại cửa khẩu phía Bắc vào giữa tháng 12/2021.

Để tránh ùn tắc thêm, trước mắt cần điều tiết giảm bớt hàng hoá đưa lên khu vực cửa khẩu biên giới. Đồng thời, khuyến khích hàng hoá xuất khẩu chính ngạch chuyển sang vận tải đường biển, đường sắt để tránh tập trung về các cửa khẩu đường bộ.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, hiện có khoảng 300.000 tấn thanh long, 250.000 tấn xoài, 160.000 tấn mít, 140.000 tấn bưởi, 140.000 tấn cam đã đến vụ thu hoạch. Trong khi các cửa khẩu của Trung Quốc gần như đóng cửa thì thị trường nội địa vẫn rất tiềm năng.

“Chúng ta cần thay đổi tư duy trong sản xuất và kinh doanh, đáp ứng đa dạng thị trường thay vì phụ thuộc và Trung Quốc”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

Hàng loạt loại trái cây ngập chợ, giảm gần nửa giá

Nhiều loại hoa quả đổ về các chợ, cửa hàng trên địa bàn TP Hà Nội với số lượng lớn. Trong đó, giá thanh long trắng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN