Tưởng mua được “giá hời”, nhiều người sập bẫy với chiêu lừa đảo “cũ rích”

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Chiêu trò lừa đảo này xuất hiện từ 1-2 năm trở lại đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng cảnh báo rất nhiều. Nhưng nhiều người vẫn bị mắc lừa như thường.

Mới đây, chị Vũ Kim Anh (Hà Nội) khá bức xúc khi chia sẻ về việc chồng chị bị lừa mua một chiếc thẻ bảo hành điều hòa giả với giá 200.000 đồng. Khoảng giữa tháng 6, chồng chị có nhận được một cuộc gọi điện thoại từ số lạ. Thời điểm đó, chiếc điều hòa LG nhà chị mua 2 năm nay đã hết hạn bảo hành.

“Người lạ này tự xưng là nhân viên bảo hành của hãng, đã cung cấp đủ các thông tin về tên khách hàng, loại thiết bị đang sử dụng và cả địa chỉ nhà ở của gia đình tôi, gọi để thông báo với chồng tôi là chiếc điều hòa đã hết hạn bảo hành. Họ đang có gói bảo hành rất ưu đãi chỉ bỏ ra 200.000 đồng sẽ mua được chiếc thẻ bảo hành và gia hạn thêm thời gian là 3 năm”, chị kể lại.

Vì chồng chị ít khi đọc các vụ lừa đảo như thế này nên anh liền đồng ý mua luôn. Rất nhanh sau đó, có người chuyển chiếc thẻ này tới tay của anh, lúc này chị không có nhà và không biết anh nhận được cuộc gọi này để can thiệp.

Chiếc thẻ bảo hành bằng giấy in màu cam, bé như chiếc thẻ ATM nhưng không có thông tin công ty, số điện thoại liên hệ cũng như bất cứ thông tin liên lạc nào.

“Tôi về nhà thấy chiếc thẻ lạ nên hỏi chồng, chồng tôi bảo thẻ bảo hành điều hòa và đang đợi kỹ thuật đến kiểm tra chiếc điều hòa cũ. Lúc này tôi biết chắc chắn bị lừa rồi, chồng tôi vẫn không tin và bảo chờ 1 tuần nữa. Đến nay cả nửa tháng, tôi vẫn chưa thấy bị nhân viên nào liên lạc lại để đến xem, sửa chữa điều hòa nhà tôi”, chị cho hay.

Chiếc thẻ bảo hành gia đình chị Kim Anh nhận được.

Chiếc thẻ bảo hành gia đình chị Kim Anh nhận được.

Khi chia sẻ câu chuyện này lên mạng xã hội, không ít người bày tỏ sự đồng cảm và có người thú nhận đã tin tưởng quá mức, bị lừa giống như vậy.

Theo tìm hiểu của PV, những kẻ lừa đảo lợi dụng các thương hiệu của các hãng công nghệ và điện tử lớn tại Việt Nam để lừa đảo. Đặc điểm chung của chiêu trò này là khi kẻ lừa đảo gọi đến số điện thoại của các nạn nhân đều đọc đúng tên, địa chỉ, loại thiết bị điện tử mà họ đang sử dụng và biết rõ thiết bị đã hết thời hạn bảo hành. Đồng thời, kẻ lừa đảo cho phép nhận thẻ bảo hành mới thanh toán. Điều này khiến nhiều người không chút hoài nghi và tin rằng đó là nhân viên tư vấn từ các hãng điện tử.

Trước đó, không ít vụ việc bị lừa đảo mua thẻ bảo hành được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa tin, cảnh báo về tình trạng này. Tuy nhiên, đến nay, nhiều người vẫn mắc bẫy của kẻ lừa đảo.

Để tránh bị lừa đảo như trên, anh Ngọc Huy – chủ cửa hàng bán đồ điện tử quận Đống Đa (Hà Nội), cho rằng người mua cần tỉnh táo trước tình huống này, nên xác minh thông tin trước khi trả tiền mua một dịch vụ nào đó từ người lạ.

“Bạn có thể lên mạng tra để tìm kiếm số điện thoại tổng đài và trang web chính thức của hãng máy bạn đang sử dụng. Sau đó, bạn gọi trực tiếp cho tổng đài để được nhân viên tư vấn của hãng giải đáp mọi thắc mắc của bạn, cũng như biết rõ mọi chương trình liên quan đến bảo hành, sữa chữa… của thiết bị điện tử bạn đang sử dụng”, anh nói.

Việc gọi điện xác minh thông tin này không mất quá nhiều thời gian, bạn cũng tránh được mất tiền oan uổng mà rước bực vào thân.

Nguồn: [Link nguồn]

Kiểu lừa đảo mới khi mua hàng online, 10 người gặp, 9 người dính bẫy

Với cách thức lừa đảo mới này, người mua hàng dễ dàng sập bẫy, khó có thể lường trước được

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN