Từ dầu thô đến nông sản đều rớt giá thảm vì...Corona

Tuần qua, dịch virus Corona bùng phát, diễn biến phức tạp khiến giá dầu thô và một số mặt hàng nông sản, trái cây, thủy sản rớt giá thảm.

Giá vàng giảm, giá dầu chạm đáy hơn một năm

Ngày 8/2, giá vàng tăng do lo ngại suy giảm kinh tế bởi dịch virus Corona bùng phát và lãi suất trên thị trường toàn cầu thấp làm lu mờ số liệu kinh tế Mỹ tăng mạnh.

Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 0,3% lên 1.570,52 USD/ounce, song tính chung cả tuần giảm 1,2% và là tuần giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 11/2019. Vàng kỳ hạn tháng 4/2020 trên sàn New York tăng 0,2% lên 1.573,4 USD/ounce.

Mối lo ngại về sự suy giảm kinh tế toàn cầu và sự không chắc chắn xung quanh virus Corona đã hỗ trợ giá vàng. Ngoài ra, giá vàng còn được hỗ trợ bởi lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu thấp và chính sách nới lỏng định lượng. Đồng thời, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ giữ lãi suất không thay đổi tại cuộc họp chính sách hồi tháng 1/2020 do tăng trưởng kinh tế khiêm tốn và thị trường việc làm mạnh.

Giá vàng giảm, giá dầu chạm đáy hơn một năm

Giá vàng giảm, giá dầu chạm đáy hơn một năm

Trong khi đó, ngày 8/2, giá dầu thô tiếp tục giảm 1% do Nga cần thêm thời gian trước khi cam kết cắt giảm sản lượng, trong bối cảnh dịch virus Corona bùng phát làm gia tăng lo ngại về nhu cầu dầu thô toàn cầu.

Cụ thể, giá dầu thô Brent giảm 0,46 USD/thùng, tương đương 0,8% xuống 54,47 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu Brent giảm 6,3%. Dầu thô Tây Texas WTI cũng giảm 0,63 USD/thùng, tương đương 1,2% xuống 50,32 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu WTI giảm 2,4%.

Đến nay, giá dầu giảm khoảng 20% kể từ khi dịch virus Corona bùng phát tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

Nông sản, thủy sản, trái cây miền Tây rớt giá thê thảm

Do không thể xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong thời điểm dịch virus Corona diễn biến phức tạp nên nhiều nông sản, thủy sản ở miền Tây như cá tra, chôm chôm, khoai lang... rớt giá thê thảm.

Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trước Tết nguyên đán khoảng 19.000-19.500 đồng/kg nhưng nay giảm còn 17.500 đồng/kg khiến người nuôi thua lỗ nặng bởi giá thành sản xuất từ 21.000 - 22.000 đồng/kg.

Cùng hoàn cảnh, giá chôm chôm tại xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long chỉ còn 6.000 đồng/kg, bằng một nửa so với năm 2019; khoai lang tím Nhật chỉ còn 260.000 đồng/tạ trong khi trước Tết giá 430.000 đồng/tạ; giá mít Thái tại một số tỉnh như Hậu Giang, Vĩnh Long... chỉ còn 10.000 – 15.000 đồng/kg, giảm 2-3 lần so với giá trước Tết.

Mít Thái chỉ còn 10.000 – 15.000 đồng/kg

Mít Thái chỉ còn 10.000 – 15.000 đồng/kg

Thảm hơn, tại huyện Ia Pa (Gia Lai), tuy đã đến vụ thu hoạch nhưng trên các ruộng dưa hấu lại đìu hiu, vắng vẻ. Bởi trước đây, giá mua dưa hấu tại chân ruộng dao động từ 7.000 – 9.000 đồng/kg thì nay giá chỉ còn từ 500 đồng đến 1,3 nghìn đồng/kg.

Thanh long cũng không ngoại lệ. Thời điểm trước Tết Nguyên đán, các nhà kho đặt cọc mua của nông dân với giá 30.000 - 32.000 đồng/kg, nhưng hiện nay giá chỉ còn 4.000 - 5.000 đồng/kg, thậm chí có loại chỉ còn 1.000 đồng/kg.

Cua Cà Mau rớt giá, thuỷ sản đi Trung Quốc tồn đọng lớn

Ngoài dưa hấu, mít Thái, thanh long,... những ngày này, người nông dân nuôi cua biển ở Cà Mau cũng đang đứng ngồi không yên vì mặt hàng này rớt giá thảm, ế đống dồn chợ. Nguyên nhân do ảnh hưởng bởi dịch bệnh do virus Corona, cua biển không thể xuất đi Trung Quốc.

Tại huyện Năm Căn (Cà Mau) giá cua biển giảm một nửa so với thời điểm trước Tết. Cụ thể, cua gạch loại ngon nhất giá trước Tết là 650.000 đồng/kg, nay giảm còn 320.00 đồng/kg. Cua y loại loại 1 cũng giảm còn 250.000 đồng, cua y loại 2 giá còn 150.000 đồng.

Theo các thương lái thu mua cua biển tại Cà Mau, Trung Quốc là thị trường tiêu thu chính cua biển ở Cà Mau. Dịp này bên đó không nhập nên vựa cua chỉ thu mua cầm chừng để tiêu thụ tại thị trường nội địa, quán ăn, nhà hàng,...

Giá cua biển Cà Mau giảm một nửa so với trước Tết Nguyên đán

Giá cua biển Cà Mau giảm một nửa so với trước Tết Nguyên đán

Không chỉ cua biển, với các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam, Trung Quốc cũng là thị trường lớn. Theo Bộ NN-PTNT, trong Quý I/2020, do Trung Quốc đã thông báo tạm dừng nhập khẩu khiến xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn về thời điểm giao hàng. Cụ thể, nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc đã thông báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tạm dừng việc giao hàng cho đến hết ngày 9/2 hoặc cho đến khi có thông tin bình thường hóa các hoạt động trở lại từ Chính phủ Trung Quốc.

Những doanh nghiệp có xuất sang Trung Quốc sản lượng lớn, hiện đang tồn kho, chi phí tồn kho lớn, khoảng 0,9-1,1 USD/pallet. Tại Trung Quốc, những khách hàng bán trực tiếp các nhà hàng, khi các hệ thống nhà hàng ngừng hoặc giảm thì các cửa hàng thực phẩm lớn giảm hoặc ngưng vì không muốn mất chi phí lưu hàng hóa.

Khẩu trang, cam, chanh... tăng giá

Những ngày này, người dân lo trang bị khẩu trang y tế, nước rửa tay, bổ sung thực phẩm giúp làm ấm cơ thể, tăng đề kháng để phòng ngừa nhiễm cúm do virus Corona. Chính vì vậy, giá khẩu trang, cam, chanh… tăng mạnh so với trước Tết Nguyên đán.

Là một mặt hàng bình dân, không quá đột biến về sức mua, nhưng từ khi dịch Corona xuất hiện, khẩu trang trở nên "sốt nóng", được ráo riết tìm mua. Sự khan hiếm đã khiến giá và cách bán sản phẩm này thay đổi so với thông thường.

Theo đó, tại nhiều cửa hàng thuốc, một hộp khẩu trang y tế giá 35.000 đồng đã tăng lên từ 250.000 – 300.000 đồng. Trên các chợ mạng, giá một số loại khẩu trang còn lên đến 5,5 triệu đồng/hộp.

Khẩu trang tăng giá mạnh, người dân xếp hàng cũng không mua được

Khẩu trang tăng giá mạnh, người dân xếp hàng cũng không mua được

Gần đây, một vài cửa hàng ở Hà Nội mở bán khẩu trang vải diệt khuẩn giá 7.000 đồng/chiếc với số lượng giới hạn, bán theo giờ, khiến người dân xếp hàng ra tận đường để mua 5 chiếc/người như thời bao cấp.

Cùng đó, hơn một tuần nay, nhu cầu trái cây giàu vitamin C để tăng sức đề kháng phòng chống dịch của người dân tăng cao, đẩy giá cam, chanh đắt hơn so với trước Tết.

Nếu như giá cam trước Tết khoảng 20.000 đồng/kg thì nay đã tăng lên 40.000 – 45.000 đồng/kg. Một chủ vườn cam cho biết, mỗi ngày chị xuất cả tấn cam cho thương lái với giá tại vườn 20.000 - 25.000 đồng một kg, tăng 10.000 đồng so với trước tết.

Không chỉ cam mà chanh, tắc cũng bắt đầu tăng giá và đắt hàng. Theo các tiểu thương tại chợ, mấy ngày nay các mặt hàng này bán được nhiều gấp đôi ngày thường. Giá chanh, tắc cũng đã thêm 5.000 đồng/kg so với tuần trước đó. Cụ thể, chanh đang được bán với giá 25.000 đồng/kg, tắc 30.000 đồng/kg.

Bên cạnh các mặt hàng trái cây giàu vitamin C hút khách thì các sản phẩm được chế biến sẵn như chanh đào mật ong, nước chanh sả cũng được khách đặt mua rầm rộ. Nhiều cửa hàng cho biết, mỗi ngày họ bán ra cả trăm hũ chanh đào, tăng gấp chục lần so với trước đó.

Dịch corona diễn biến phức tạp, Chính phủ yêu cầu giảm giá xăng dầu theo giá thị trường

Ngày 06/02/2020, giá dầu thô thế giới quay đầu tăng hơn 2% trước thông tin Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Kiều ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN