Truy quét tụ điểm hàng lậu khủng tại Cảng ICD Mỹ Đình với trên 100.000 sản phẩm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Cục Quản lý thị trường Hà Nội vừa phối hợp với Tổ công tác 368 - Tổng cục quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra cơ sở dịch vụ bưu chính nằm trong khuôn viên Cảng ICD Mỹ Đình – Hà Nội.

Theo thông tin từ Tổng cục Quản lí thị trường (QLTT), vừa qua, Đội QLTT số 1, số 6 (Cục QLTT Hà Nội) đã cùng Tổ công tác 368 (Tổng cục QLTT) kiểm tra Cơ sở dịch vụ bưu chính Thuận Phong thuộc Công ty TNHH MTV chuyển phát nhanh Thuận Phong - Chi nhánh Hà Nội nằm trong khuôn viên Cảng ICD Mỹ Đình, số 17 Phạm Hùng (Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Người đứng đầu Chi nhánh là ông Fang Hong Yuan, quốc tịch Trung Quốc. Trụ sở chính Công ty Thuận Phong tại số 199 đường Điện Biên Phủ, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM.

Hơn 100.000 sản phẩm và 20 bao hàng đang được tiếp tục kiểm đếm, đối chiếu.

Hơn 100.000 sản phẩm và 20 bao hàng đang được tiếp tục kiểm đếm, đối chiếu.

Thực tế kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện số lượng hàng hóa rất lớn được đóng trong các thùng cát tông, bao tải, túi ni lông…bên ngoài có dán các thông tin về chủ hàng như: Tổng kho Thanh Vân, Shop Hồng Thắm, Shop Hương Ngát…đang tập kết tại Cơ sở dịch vụ bưu chính Thuận Phong để chuẩn bị chuyển phát.

Qua 2 ngày kiểm đếm (từ 10g00 ngày 16/7/2020 đến 16g00 ngày 17/7/2020), phát hiện các mặt hàng như chăn ga các loại mang nhãn Zara Home, quần áo Adidas,  các loại miếng dán giản cân, tiêu mỡ được để dời chưa đóng bao bì và có bao bì kèm theo thể hiện mã vạch và sản xuất tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... cùng nhiều loại hàng hóa khác.

Tổng số hàng hóa có trên 100.000 sản phẩm và vẫn còn hơn 20 bao hàng hóa đang được tiếp tục kiểm đếm. Toàn bộ số hàng trên, doanh nghiệp chỉ cung cấp được một hóa đơn giá trị gia tăng số 0000274 ngày 02/7/2020 kèm tờ khai hải quan số 103339218401 về 340 máy tập bụng Toshiko. Nhưng thực tế đối chiếu đối với hàng hóa cụ thể thì không trùng khớp về chủng loại, kích thước. Ngoài ra cơ sở không xuất trình được hóa đơn chứng từ gì khác.

Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa để xác minh, làm rõ các vi phạm.

Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa để xác minh, làm rõ các vi phạm.

Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xác minh, làm rõ chủ hàng cụ thể của từng lô hàng lậu, hàng có dấu hiệu giả sở hữu trí tuệ, hàng có dấu hiệu giả xuất xứ cũng như các hàng hóa không đúng với bản chất, công dụng của hàng hóa (lừa dối người tiêu dùng) và các vi phạm khác.

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2020, các lực lượng chức năng của Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội đã thanh tra, kiểm tra 15.199 vụ, xử lý hành chính 12.787 vụ (tăng 14% số vụ xử lý hành chính so với cùng kỳ năm 2019). Khởi tố 54 vụ đối với 74 đối tượng.

Hàng lậu, hàng cấm được vận chuyển theo các đường dây ổ nhóm, có cấu kết từ các tỉnh biên giới vào tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội với phương thức, thủ đoạn đa dạng, như qua tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển vận chuyển bằng các container từ Hải Phòng về các cảng cạn ICD Gia Thụy, ICD Mỹ Đình… Các đối tượng vi phạm thường có sự cấu kết chặt chẽ giữa các chủ đầu nậu trên biên giới, và trong nội địa.

Các đối tượng, ổ nhóm thường tập kết hàng ở các tỉnh ven Hà Nội sau đó được vận chuyển nhỏ lẻ vào Thành phố qua các hệ thống xe mô tô, xe chở khách, xe tải theo nhiều cung đường, địa điểm, thời gian khác nhau.

Ngoài ra, các đối tượng còn tiến hành hợp thức hóa hàng lậu theo hình thức quay vòng chứng từ, hóa đơn, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để vận chuyển nhập lậu và đối phó với các cơ quan chức năng.

Nguồn: [Link nguồn]

Đột kích tổng kho hàng lậu hơn 10.000 m2 tại Lào Cai chứa lượng hàng khủng

Chiều ngày 7/7, lực lượng Tổng cục Quản lý Thị trường phối hợp với với Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động, A05 Bộ Công...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh An ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN