Thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc, gắn mác hàng xách tay rao bán vài triệu đồng/hộp

Cục Quản lý dược khẳng định, các loại thuốc điều trị COVID-19 chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc đang trong thời gian thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, thuốc đã được gắn mác "hàng xách tay" và rao bán với giá vài triệu đồng/hộp.

Trước phản ánh về việc người dân săn lùng thuốc Molnupiravir trị Covid-19 giá bị đẩy lên “trên trời”, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, thời gian vừa qua, lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên cả nước, một số đối tượng đã lợi dụng, rao bán các loại thuốc được quảng cáo là thuốc điều trị COVID-19 như Molnupiravir, Liên Thanh Hoa Ôn… trên các trang thông tin điện tử, các trang mạng xã hội.

Theo đó, loại thuốc này không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm định mà đã được gắn mác "hàng xách tay" và rao bán với giá vài triệu đồng/hộp.

Ngày 6/1, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản số 85/QLD-GT, đề nghị Sở Y tế cả nước tiếp tục tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh thuốc điều trị Covid-19 tại các nhà thuốc, đặc biệt trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc, gắn mác hàng xách tay rao bán vài triệu đồng/hộp tràn lan mạng xã hội. (Ảnh chụp màn hình)

Thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc, gắn mác hàng xách tay rao bán vài triệu đồng/hộp tràn lan mạng xã hội. (Ảnh chụp màn hình)

Trước đó, ngày 1/9/2021, Cục Quản lý Dược đã có Công văn số 10228/QLD-PCTTr gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thuốc dùng trong phòng, chống dịch Covid-19.

Hiện nay, thuốc Molnupiravir đang được sử dụng trong Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ do Bộ Y tế triển khai, không bán trên thị trường.

Do đó, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và xử lý nghiêm các vi phạm trong việc kinh doanh thuốc, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tổ chức thực hiện chỉ đạo tại Công văn số 10228 về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, thông tin quảng cáo thuốc dùng trong phòng, chống Covid-19.

Các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, tăng giá thuốc bất hợp lý. Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự, cần kịp thời chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, Thanh tra Bộ Y tế) kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo nội dung Công văn số 10228 đã triển khai đến hết ngày 31/12/2021 để tổng hợp.

Sở Y tế Hà Nội khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng tập trung thanh tra, kiểm tra thông tin về việc bán thuốc Molnupiravir tại các nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội, làm rõ thông tin nêu trên, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh thuốc chưa có giấy phép lưu hành, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và báo cáo về Bộ Y tế ngay khi có kết quả.

Loạt sản phẩm hài hước ”ăn theo” Covid-19 gây sốt trong năm qua

Từ áo phông in “chứng nhận tiêm chủng” cho tới ốp điện thoại in mã QR đều từng 1 thời “gây sốt” trong mùa giãn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Thúy ([Tên nguồn])
Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN