Thứ vứt đi này bỗng được đem ra chợ bán, có bao nhiêu thương lái mua hết

Sự kiện: Dạo chợ

Nhiều người không biết thứ vứt đi này giờ lại được đem ra chợ bán, có bao nhiêu thương lái cũng thu mua sạch.

Mo cau phần lớn đều bị bỏ đi, chỉ một số người sử dụng để làm chất đốt. Nhưng tại huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi), có cả một khu vực tập hợp lại như chợ để buôn bán và trao đổi mo cau.

Được biết, những mo cau khô, đẹp và to này sẽ được một doanh nghiệp tại tỉnh này thu mua về để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm như chén, đĩa.

Chợ mo cau này được doanh nghiệp mở tại nhiều điểm trên địa bàn huyện. Mỗi tuần, chợ sẽ họp một lần. Mọi người sẽ đem mo cau tới chợ trong khoảng thời gian khoảng 6-8 giờ.

Những cụ già thường đi nhặt mo cau về đem phơi và bán kiếm thêm thu nhập.

Những cụ già thường đi nhặt mo cau về đem phơi và bán kiếm thêm thu nhập.

Bà Trương Thị Yến (Quảng Ngãi) cho biết công việc của bà là đi thu gom mo cau về phơi. Những chiếc mo cau sẽ được chặt bỏ lá, chỉ giữ phần bẹ phía dưới, bà sẽ đem phơi nắng cho khô.

“Có lần đem bán thu về được hơn trăm nghìn, cũng có lần chỉ được vài chục nghìn đồng. Số tiền bán mo cau cũng dành để mua đồ ăn với thuốc thang cả. Vì giờ già rồi, việc làm này có thêm thu nhập cũng rất tốt rồi”, bà nói.

Hàng ngày, bà đều đi nhặt mo cau về để phơi và gom lại. Bà cho biết có những hôm trời mưa không đi được mà ở nhà cũng thấy buồn bực chân tay. Khi gom tầm 1-2 cân, bà sẽ chở đến chợ để bán cho thương lái.

Người dân mang mo cau ra chợ này sẽ được thương lái thu mua hết, giá dao động từ 500 - 1000 đồng/chiếc.

Người dân mang mo cau ra chợ này sẽ được thương lái thu mua hết, giá dao động từ 500 - 1000 đồng/chiếc.

Tại chợ, các thương lái sẽ thu mua mo cau với giá dao động từ 500 – 1.000 đồng/chiếc. Mỗi người thường sẽ đem đến từ 70 – 100 chiếc mo cau tại mỗi phiên và kiếm được khoảng vài chục đến 1 trăm nghìn đồng.

Những người đem mo cau khô đến chợ hầu như là những cụ già. Công việc này không vất vả, tạo thêm niềm vui và giúp họ có thêm khoản thu nhập để trang trải cuộc sống.

Anh Nguyễn Văn Tuyến, Giám đốc Công ty chuyên dùng mo cau khô làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm chén đĩa, cho biết đây là nguyên liệu từ tự nhiên nên anh muốn làm ra các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Các sản phẩm này anh làm cũng được nhiều năm nay. Trước đây, anh phải tự đi kiếm mo cau về làm nhưng sau này anh dần mở thành các điểm để thu mua mo cau. Hiện, doanh nghiệp này có 10 điểm thu mua mo cau luân phiên trên địa bàn huyện Nghĩa Hành. Mỗi tháng có khoảng 400-500 người bán, đa phần là người già yếu.

Người dân có thể kiếm được từ vài chục đến cả trăm nghìn trong một lần đem bán mo cau.

Người dân có thể kiếm được từ vài chục đến cả trăm nghìn trong một lần đem bán mo cau.

“Có người đem đến hơn 100 mo cau trong một phiên chợ. Khoản thu nhập tuy không nhiều nhưng cũng giúp người già yếu kiếm thêm thu nhập”, anh chia sẻ.

Mo cau sau khi thu gom sẽ được rửa sạch sẽ, ngâm nước cho mềm và đưa vào khuôn ép nhiệt. Sau đó, tạo hình cho ra sản phẩm các loại chén, dĩa, ly, muỗng và nhiều đồ dùng thân thiện với môi trường. Trung bình mỗi năm, cơ sở của anh Tuyến xuất bán khoảng hai triệu sản phẩm, chủ yếu là xuất khẩu sáng các nước Hà Lan, Canada, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ.

Theo tìm hiểu, tỉnh Quảng Ngãi có hàng nghìn hecta trồng cây cau, đây là một trong những địa phương có diện tích trồng cau lớn nhất cả nước. Cau được trồng nhiều ở các huyện Sơn Tây, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức.

Toàn bộ ngôi làng bị bao phủ bởi loài côn trùng nhỏ bé này, song ai cũng rất vui mừng bởi nhặt được chúng đồng nghĩa với “nhặt được tiền”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGUYỄN THƠM ([Tên nguồn])
Dạo chợ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN