Thủ phủ vàng mã lớn nhất cả nước nhộn nhịp tháng “cô hồn”
Những ngày cận Rằm tháng 7 âm lịch, thương lái khắp nơi đổ về đây nhập hàng mã khiến con phố dài hơn 1km thuộc xã Song Hồ (Bắc Ninh) có lúc tắc đường vì lượng xe quá đông.
Xã Song Hồ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) không chỉ nổi tiếng với tranh dân gian Đông Hồ mà còn được biết tới là “đại công xưởng” sản xuất vàng mã lớn nhất Việt Nam. Theo ghi nhận của PV, con phố trung tâm dài khoảng 1km của xã những ngày này luôn nhộn nhịp ô tô, xe máy ra vào từ sáng đến tối nhập hàng mang đi khắp mọi nơi, phục vụ nhu cầu của người dân cả nước.
Theo các tiểu thương nơi đây, năm nay các thương lái đến nhập vàng mã tăng khoảng 30% so với hai năm trước do dịch bệnh. Hiện tại, mỗi nhà trong xã làm một công đoạn nên hàng mã ở đây mẫu mã rất đa dạng, bắt mắt…
Anh Nguyễn Văn Long, quê Bắc Giang đến nhập vàng mã bằng xe máy cho biết: “Đồ mã sản xuất ở đây rất đẹp, giá cả hợp lý nên tôi hay nhập hàng ở đây. Nhu cầu vàng mã tháng 7 âm lịch cao nhất trong năm nên tháng này tôi đến nhập mấy lần mới đủ nhu cầu của người dân nơi tôi sinh sống”
Bà Lê Thị Mai, một tiểu thương buôn bán vàng mã ở xã Song Hồ cho biết, năm nay các tiểu thương nơi khác đến nhập hàng rất đông. “Những ngày cao điểm có khi con phố này kẹt xe vì quá nhiều ô tô. Mẫu mã không thay đổi nhiều so với mọi năm, đắt hàng nhất là quần áo do nhà ai cũng thờ ông bà, tổ tiên, sau đó là các mặt hàng ngựa, voi, trang sức…”
Ngựa lớn phục vụ cho đình, chùa hay phủ có giá tiền trăm đến tiền triệu tùy vào nhu cầu của khách hàng đặt
Các tiểu thương ở đây ngoài bán buôn họ còn bán lẻ, khách hàng đặt số lượng bao nhiêu cũng có. Những sản phẩm ở đây được làm tỉ mỉ nhìn giống như thật
Các mặt hàng thông dụng như ô tô, xe máy, xe đạp, nhà lầu, nồi cơm, tủ lạnh…
Khách muốn đặt những mặt hàng độc, lạ phải đặt hàng trước
Những ngày này, các hộ gia đình trong xã huy động hết con em trong gia đình cũng như thuê thêm nhân công để sản xuất hàng mã để kịp cho khách. Ngoài làm thủ công, nhiều gia đình còn áp dụng cộng nghệ cải tiến.
Con lươn đồng xứ Nghệ giờ đây thành đặc sản nổi tiếng mà người dân thành phố đặt mua với giá lên tới 300.000 đồng/kg.
Nguồn: [Link nguồn]