Sông dần hết cá, người dân xóm chài ở Đồng Tháp mất nguồn thu

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

“Cá giờ không còn bằng 1/10 ngày trước. Ngày nào may mắn thì bắt được 10kg cá, không may thì kiếm không đủ mỗi câu luôn. Tôi đi khắp các đoạn sông nhưng đều không còn”.

Đó là chia sẻ của ông Tư (69 tuổi, trú tại TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Được biết đoạn sông Tiền chảy qua địa phận TP Cao Lãnh rộng hơn 1km, từng nổi tiếng với những con cá bông lau đặc sản nặng mười mấy kg. Vì tôm cá nhiều nên nơi đây từng có một xóm câu và một xóm chài nhộn nhịp.

Nhưng tôm cá ít dần, thuyền câu, thuyền chài trên đoạn sông dần thưa vắng. Hiện, ở “bến cá” chỉ còn lác đác vài căn nhà thuyền, không còn nhộn nhịp, tấp nập như xưa.

Ông Tư là một lão ngư kỳ cựu ở đoạn sông này nhưng sông hết cá, ông đã dừng nghề được 10 năm nay. Ông kể lại vào những năm 80, 90 của thế kỷ trước, cá tôm rất nhiều. Những người làm nghề như ông mỗi lần kéo là cá mắc kín lưới, xách không nổi. Mọi người chỉ lấy cá lớn còn cá nhỏ sẽ thả lại sông.

Từng có một thời, một xóm câu và một xóm chài rất nhộn nhịp ở TP Cao Lãnh (Đồng Tháp).

Từng có một thời, một xóm câu và một xóm chài rất nhộn nhịp ở TP Cao Lãnh (Đồng Tháp).

Thời đó, ông kiếm được nhờ nghề đánh cá. Ông còn gom đủ tiền mua đất và xây nhà. “Nhưng nay, cá nhỏ cũng không còn. Ai làm nghề này phải ngược xuôi mãi mới kiếm được chút ít, có khi còn không đủ ăn”, ông nói.

Cách đây chục năm, ông đã không làm nghề này nữa vì sông dần hết cá. Ông ở nhà trồng rau, nuôi gà và phụ con trông cháu. Các con của ông cũng không ai theo nghề của bố mà lên bờ làm việc khác.

Vợ chồng bà Diệp cũng là những người đầu tiên đến đoạn sông gần phà Cao Lãnh. Khoảng năm 1975, đoạn sông chỉ có mình thuyền chài của gia đình bà, dần dần nhiều người tụ tập về trở thành xóm làng.

“Trước đây, cá nhiều lắm, mỗi ngày gia đình tôi bắt được đến mấy trăm cân cá. Một đêm đi bắt cá, tôi phải đem đi mấy chợ để bỏ các mối mới hết. Ngày nào cũng vậy, cá bắt nhiều lắm, kéo lưới nặng trĩu.

Hồi đó cá bông lau mười mấy cân một con, còn cá dứa, cá kết nhiều vô kể. Nhưng giờ đây cá lớn không còn nữa, chỉ còn cá nhỏ thôi, đi bắt cả ngày cũng chỉ được mấy cân, chẳng đủ ăn”, bà nói.

Trước đây, người dân chỉ bắt những con cá to, nhưng nay chỉ còn cá bé.

Trước đây, người dân chỉ bắt những con cá to, nhưng nay chỉ còn cá bé.

Nhiều người đã lên bờ kiếm kế sinh nhai khác.

Nhiều người đã lên bờ kiếm kế sinh nhai khác.

Anh Tâm (40 tuổi) mỗi ngày đều cùng 3 người bạn lái ghe cào, thả chài chạy 2 vòng rà đáy nước. Cá đánh bắt được tùy thuộc vào sự may mắn, có hôm đánh được ít cá để vợ đi chợ bán, còn ngày thất thu thì chỉ kiếm được đủ cho mấy gia đình chia nhau về nấu canh chua.

Do nghề đánh bắt cá sông không đủ nuôi gia đình nên anh Tâm đầu tư và dựng mấy ao bạt nuôi cá trên bờ. Những hôm không đi đánh bắt, anh ở nhà chăm ao cá. Bạn anh Tâm thì có người đã chuyển nghề trồng xoài, có người mở quán nhậu.

Sinh ra, lớn lên trên mặt nước, nhưng những chủ thuyền chài đang phải thích nghi với việc sông hết cá. Những thế hệ sau cũng tìm cách lên bờ tìm kế sinh nhai khác, không còn bám vào sông để sống như thế hệ trước nữa.

Không ai bảo ai, cứ đến dịp Tết Đoan Ngọ là khách khắp nơi tìm về huyện Tam Nông (Phú Thọ) để lùng mua tận gốc với giá 500-600 nghìn đồng/kg tươi và cả triệu đồng/kg khô.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHÚC MINH ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN