Rủ cả làng sống chung với loài nguy hiểm chết người, giờ thành triệu phú

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Từ một cơ duyên tiếp xúc với loài “máu lạnh” trong cơn bạo bệnh, người nông dân này đã thoát nghèo và giúp cả làng “đổi đời”.

Từ rượu rắn đến cơ hội đổi đời của anh nông dân nghèo

Tại ngôi làng Zi Si Qiao ở Chiết Giang (Trung Quốc), rắn không phải là một động vật hoang dã mà được coi như “con cưng” trong nhà. Với nhiều hộ nông dân tại đây, loài “máu lạnh” này chính là một “kho vàng”. Nơi đây có tới hơn 3 triệu con rắn lớn nhỏ và có thu nhập lên đến 10 triệu NDT (hơn 34 tỉ đồng)/năm nhờ nuôi rắn, vì vậy còn được gọi là “đệ nhất làng rắn” tại xứ Trung. 

Trong làng có một nhân vật được mệnh danh là “vua rắn” có tên Yang Hong Chang. Mối duyên với loài rắn của ông bắt nguồn từ năm 1973.

Rủ cả làng sống chung với loài nguy hiểm chết người, giờ thành triệu phú - 1

Thời điểm đó, ông Chang vẫn còn là một chàng trai trẻ nhưng bị mắc một căn bệnh mãn tính. Sau khi tìm đến nhiều phương pháp chữa trị mà không khỏi, ông nghe nói rằng rượu rắn có thể chữa trị được. Trên núi chỗ ông ở có khá nhiều rắn độc, để chữa khỏi bệnh, ông đã liều mình vượt qua nỗi sợ và bắt rắn về ngâm rượu. Hành trình này cũng đã giúp ông nắm được cách di chuyển của loài rắn, cách bắt rắn an toàn và hiệu quả. 

Rủ cả làng sống chung với loài nguy hiểm chết người, giờ thành triệu phú - 2

Sau vài tháng, mẻ rượu rắn đầu tiên cũng đã “ra lò”. Dù trong lòng còn nhiều nghi hoặc, ông Chang vẫn quyết tâm uống thử với kỳ vọng có thể chữa khỏi bệnh. 

Sau đó, thay vì bắt rắn, ông bắt đầu nghĩ đến việc nuôi rắn. Năm 1976, ông đã mua hàng trăm quả trứng rắn và nghĩ rằng có thể ấp chúng ở sân sau nhà. Tuy nhiên, do ông còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, nhiều trứng rắn không nở vì điều kiện ấp kém, khiến ông mất gần hết số vốn đầu tư.

Rủ cả làng sống chung với loài nguy hiểm chết người, giờ thành triệu phú - 3

Bên cạnh đó, việc nuôi rắn đã gây náo động trong làng. Nhiều người dân trong làng không đồng tình với việc nuôi rắn. Họ cho rằng rắn rất nguy hiểm và không thích hợp để nuôi như lợn, bò, gà. 

Và sau khi thấy Yang Hong Chang thất bại trong lần thử đầu tiên, mốt số người thậm chí còn cười nhạo nỗ lực của ông. Tuy nhiên, người đàn ông kiên định này không bỏ cuộc sau thất bại. 

Gian nan không nản chí 

Ông bắt đầu thu thập thêm thông tin về cách ấp và sinh sản của rắn, đồng thời cố gắng tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia nuôi rắn ở những vùng khác. Sau nhiều tháng nghiên cứu và chuẩn bị, ông quyết định thử lại lần nữa.

Rủ cả làng sống chung với loài nguy hiểm chết người, giờ thành triệu phú - 4

Năm 1980, Yang Hong Chang mua thêm nhiều trứng rắn và lần này, ông sử dụng một phương pháp khoa học hơn để ấp chúng. Cụ thể, ông đã sử dụng máy ấp trứng cải tiến với hệ thống kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm tự động để đảm bảo môi trường ấp trứng ổn định. Ngoài ra, ông còn đặc biệt chú trọng đến vị trí và tình trạng lật của trứng rắn, như vậy có thể mô phỏng quá trình nở trong trạng thái tự nhiên.

Lần này, tỷ lệ nở đạt 3/4 so với dự kiến khiến ông Chang không khỏi vui mừng. Lứa rắn nhỏ này cũng có tỷ lệ sống sót tương đối cao và phát triển nhanh chóng.

Sau khi công việc nuôi rắn của Yang Hong Chang dần ổn định, ông bắt đầu bán chúng cho chợ dược liệu ở các khu vực xung quanh.

Rủ cả làng sống chung với loài nguy hiểm chết người, giờ thành triệu phú - 5

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, thịt rắn, mật rắn và da rắn đều có giá trị, nhu cầu trên thị trường cũng rất lớn và ổn định. Việc kinh doanh rắn không chỉ giúp Yang Hong Chang kiếm được khoản tiền lớn đầu tiên mà còn dần thay đổi thái độ của người dân trong làng đối với việc nuôi rắn. Thậm chí, ông đã giúp mở ra con đường phát triển kinh tế mới cho làng Zi Si Qiao. 

Từ làng quê nghèo thành “làng rắn” thu nhập tiền tỉ

Sau khi việc kinh doanh nuôi rắn của Yang Hong Chang thành công, ngành nuôi rắn ở làng Zi Si Qiao bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng. Năm 1989, sau khi Yang Hong Chang xác định công nghệ nuôi rắn khả thi và mang lại hiệu quả kinh tế, ông bắt đầu mở rộng quy mô nuôi rắn.

Rủ cả làng sống chung với loài nguy hiểm chết người, giờ thành triệu phú - 6

Ông mua thêm rất nhiều trứng rắn và tối ưu hóa cơ sở vật chất, môi trường nuôi. Đồng thời, ông cũng bắt đầu giải quyết các vấn đề kỹ thuật và thị trường có thể gặp phải khi nuôi rắn, như cách phòng ngừa rắn bị bệnh, cách để rắn lớn nhanh hơn và cách phát triển thị trường lớn hơn. Ngoài ra, ông liên tục tổ chức những buổi đào tạo kỹ thuật nuôi rắn cho người dân, như cách lựa chọn loài rắn, công nghệ nhân giống, quản lý hàng ngày và phòng bệnh.

Sau khi dân làng bán được những sản phẩm từ rắn cho thị trường dược liệu, thu nhập hàng năm của họ đã tăng lên rất nhiều. Đặc biệt, ngành nuôi rắn còn kéo theo sự phát triển của các ngành nghề liên quan khác tại địa phương.

Rủ cả làng sống chung với loài nguy hiểm chết người, giờ thành triệu phú - 7

Chẳng hạn, để nuôi rắn, một số dân làng bắt đầu trồng những giống cây chuyên dùng để làm thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, họ cũng thành lập các nhà máy nhỏ liên quan đến chế biến các sản phẩm từ rắn, chẳng hạn như nhà máy chế biến thịt rắn và xưởng sản xuất sản phẩm da rắn.

Sự phát triển của các ngành công nghiệp này đã làm cho nền kinh tế của làng trở nên đa dạng hơn và tỷ lệ việc làm của dân làng cũng tăng lên.

Hiện tại, hơn 80% hộ dân trong làng đều nuôi rắn, số lượng rắn nuôi đã lên tới hơn 3 triệu con. 

Rắn được nuôi có cả những loài rắn độc có giá trị kinh tế cao như rắn lục, rắn hổ mang. Nọc độc của những loài này có thể được sử dụng trong nghiên cứu y học và còn có thể tạo ra chất kháng nọc độc, có giá trị cao trên thị trường.

Năm 1996, Yang Hong Chang thành lập Công ty TNHH Công nghiệp Rắn Moganshan quận Deqing, điều đó có nghĩa là hoạt động kinh doanh nuôi rắn của ông bắt đầu chính thức chuyển sang hoạt động công ty và công nghiệp hóa.

Để cải tiến công nghệ nhân giống rắn và mở rộng quy mô sản xuất, Yang Hong Chang hợp tác với Đại học Chiết Giang xây dựng viện nghiên cứu rắn chuyên về công nghệ nhân giống nhân tạo và dược phẩm sinh học của các loài rắn quý hiếm.

Viện này không chỉ cung cấp cho công ty các phương pháp nhân giống khoa học mà còn thúc đẩy tiến bộ công nghệ trong dược phẩm dành cho rắn. 

Về quản lý nội bộ, Yang Hong Chang đã phát triển mô hình “doanh nghiệp kết hợp với nông dân”. Mô hình này cho phép công ty có được nguồn cung cấp rắn ổn định, đồng thời đảm bảo rằng dân làng có thêm thu nhập, đôi bên đều hưởng lợi.

Sau khi đạt được thành công ở thị trường trong nước, Yang Hong Chang còn chuyển mục tiêu sang thị trường quốc tế. Năm 2011, ông nhận được "Giấy chứng nhận doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài" và được hỗ trợ về mặt pháp lý và chính sách, cho phép ông quảng bá công nghệ và sản phẩm nuôi rắn ra thị trường quốc tế. Sau khi nhận được chứng chỉ, ông đã liên hệ ngay với Jinding Co., Ltd. tại Hàn Quốc và mở chi nhánh thành công tại Hàn Quốc. Không lâu sau, bộ nông nghiệp Hàn Quốc đã mời Yang Hong Chang làm cố vấn về công nghệ nhân giống rắn.

Nguồn: [Link nguồn]

Loài vật nhìn đáng sợ này không ngờ lại là “cỗ máy in tiền”, bởi trên người chúng sở hữu đến hai “mỏ vàng” quý giá.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Nguyễn (Theo baijiahao) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN