Rau quả Trung Quốc đổ về Việt Nam

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Việt Nam chi 17.400 tỷ đồng nhập rau quả Trung Quốc trong 9 tháng, tăng hơn 24% so với cùng kỳ 2023, chúng được bán khắp các chợ truyền thống và siêu thị.

Trung Quốc liên tục là thị trường cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam trong nhiều năm qua. Năm 2020, thị phần rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm khoảng 30%, đến năm 2023 đã tăng lên 37% và nay đạt 42%.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi 697 triệu USD (tương đương 17.400 tỷ đồng) để nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc, chủ yếu là trái cây tươi. So với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc tăng 24,2%.

Ghi nhận từ VnExpress cho thấy trước đây, rau quả Trung Quốc chủ yếu được bán ở chợ, nhưng hiện đã xuất hiện phổ biến tại các siêu thị và cửa hàng cao cấp. Tại Farmers Market, MM Mega và Co.opmart, nhiều sản phẩm từ Trung Quốc như táo, nho cùng các loại rau củ như tỏi, hành tây, khoai tây, cà rốt được bày bán. Sản phẩm Trung Quốc thường có giá thấp hơn 10-30% so với các mặt hàng nhập khẩu khác.

Táo và hồng giòn Trung Quốc được bán tại siêu thị Co.opmart trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp, TP HCM. Ảnh: Thi Hà

Táo và hồng giòn Trung Quốc được bán tại siêu thị Co.opmart trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp, TP HCM. Ảnh: Thi Hà

Tại các cửa hàng trái cây cao cấp, nhiều loại trái cây Trung Quốc được niêm yết với giá hấp dẫn, chẳng hạn hồng táo Vip 90.000-120.000 đồng một kg, nho sữa 90.000-110.000 đồng một kg, và táo cherry 100.000-120.000 đồng một kg. Theo bà Hồng Loan, chủ cửa hàng, những sản phẩm này đều được nhập khẩu chính ngạch, đóng hộp và có tem nhãn đầy đủ, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bà cũng cho biết táo cherry chính ngạch thường được đóng gói theo quy chuẩn và có giá cao hơn so với hàng bán ở chợ truyền thống.

Ông Võ Thanh Lộc, đồng sáng lập Farmers' Market, chia sẻ rằng trước đây công ty chủ yếu nhập khẩu trái cây từ Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, với sự đa dạng và mẫu mã đẹp mắt của sản phẩm Trung Quốc, cùng với sự ưa chuộng từ người tiêu dùng Việt Nam, công ty đã thêm vào danh mục sản phẩm các loại trái cây từ Trung Quốc.

Ông Lộc cũng nhận định rằng, sản phẩm Trung Quốc có giá hấp dẫn hơn so với nhiều quốc gia khác và chất lượng đã được cải thiện đáng kể.

Hồng táo được nhập về chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP HCM). Ảnh: Linh Đan

Hồng táo được nhập về chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP HCM). Ảnh: Linh Đan

Theo thống kê từ Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức, từ đầu năm đến nay, có 88.411 tấn rau củ và trái cây Trung Quốc được nhập về chợ, trong đó rau quả chiếm 34.150 tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi ngày có khoảng 327 tấn rau củ, trái cây Trung Quốc được tiêu thụ tại TP HCM và các tỉnh lân cận.

Đại diện công ty quản lý chợ cho biết, nông sản Trung Quốc nhập về chợ chủ yếu là hàng chính ngạch và theo mùa. Năm nay, lượng trái cây về chợ giảm do nhiều thương nhân nhập khẩu và phân phối trực tiếp cho các tiểu thương mà không qua chợ. Ngoài ra, sự gia tăng của các hoạt động buôn bán tự phát cũng ảnh hưởng đến lượng hàng nhập về chợ.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm không chỉ với hàng nhập khẩu mà còn với hàng nội địa. Hàng hoá của họ đều được kiểm soát mã vùng trồng và đóng gói. Điều này đã giúp cải thiện chất lượng và an toàn của sản phẩm.Theo ông Nguyên, Trung Quốc cũng cải tiến giống cây trồng và giảm chi phí vận chuyển nhờ tận dụng xe rỗng khi xuất khẩu trái cây sang Việt Nam, giúp sản phẩm của họ cạnh tranh tốt hơn. Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu giữa Trung Quốc và ASEAN đã về mức 0%, làm tăng thêm lợi thế cho hàng Trung Quốc tại Việt Nam.

Thứ quả rừng này giống quả sung nhưng kích thước lớn hơn, bên trong có đầy mật.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thi Hà ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN