Quán cơm “siêu rẻ” giữa TP. Vinh, ngày bán 500 suất có gì đặc biệt?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Chỉ với 2.000 đồng/suất, ngày đầu khai trương, một quán cơm ở TP. Vinh (Nghệ An) đã bán hết gần 500 suất chỉ trong vòng chưa đầy 2 giờ đồng hồ.

Bắt đầu mở bán từ 9h30 phút, trước cửa quán cơm 2.000 đồng có địa chỉ ở số 88 đường Phùng Khắc Khoan, TP. Vinh (Nghệ An) đã có hàng trăm người đứng xếp hàng mua phiếu ngay từ ngày đầu khai trương.

Theo quan sát, khách đến ăn cơm ở đây chủ yếu là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân nghèo tại các Bệnh viện lân cận như Ung bướu, Sản Nhi, Huyết học, Chấn thương chỉnh hình... và một số lao động đang gặp khó khăn.

Chị Dương Thị Thu Hằng, một trong những người quản lý quán cơm 2.000 đồng cho biết, mỗi suất cơm chỉ với 2.000 đồng nhưng có đầy đủ thịt, rau, canh và hoa quả tráng miệng. Mỗi tuần quán chỉ mở vào buổi trưa các ngày thứ 3-5-7, bắt đầu bán từ 9h30 phút đến khi hết cơm.

Hàng trăm người đứng xếp hàng chờ mua phiếu cơm 2.000 đồng/suất. Ảnh: Sơn Long.

Hàng trăm người đứng xếp hàng chờ mua phiếu cơm 2.000 đồng/suất. Ảnh: Sơn Long.

“Tôi đã từng chứng kiến có những người chỉ dám ăn chiếc bánh mì 2.000 đồng để tiết kiệm tiền chữa bệnh, cũng từng đi chăm sóc người thân ốm đau ở bệnh viện nên phần nào thấu hiểu được sự vất vả, thiếu thốn và khó khăn của những gia đình có người ốm”, chị Hằng bày tỏ.

Vì vậy, sau khi bàn bạc với các thành viên trong nhóm, chị và mọi người đã mở ra quán cơm 2.000 đồng. Riêng chi phí mặt bằng mỗi năm hết 84 triệu đồng, chưa kể tiền điện nước và thực phẩm chế biến mỗi ngày từ 5-5,5 triệu đồng.

Nguồn kinh phí để duy trì hoạt động do chị Hằng cùng các thành viên trong nhóm từ thiện quyên góp, kêu gọi các mạnh thường quân ủng hộ.

Mỗi tuần, quán cơm chỉ mở cửa bán buổi trưa các ngày thứ 3-5-7 nên rất đông khách đến ăn cơm. Ảnh: Sơn Long.

Mỗi tuần, quán cơm chỉ mở cửa bán buổi trưa các ngày thứ 3-5-7 nên rất đông khách đến ăn cơm. Ảnh: Sơn Long.

Chỉ với 2.000 đồng nhưng suất cơm có cả thịt, rau xanh, canh và hoa quả tráng miệng. Ảnh: Sơn Long.

Chỉ với 2.000 đồng nhưng suất cơm có cả thịt, rau xanh, canh và hoa quả tráng miệng. Ảnh: Sơn Long.

Anh Phan Hùng Sơn, người trực tiếp quản lý quán cơm cho hay, bản thân anh là lao động tự do, làm các công việc nặng như bốc vác, xe ôm, xe thồ suốt hơn 10 năm nay nhưng mỗi ngày anh đều để ra ít nhất 10.000 đồng để làm từ thiện. Việc mở quán cơm này cũng là dự định mà anh ấp ủ suốt 6 năm qua.

Theo anh Sơn, nhóm từ thiện của anh trước đây chủ yếu làm từ thiện bằng cách nấu cơm, nấu cháo phát miễn phí tại các bệnh viện rồi ủng hộ người nghèo, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt…

“Cách đây hơn 1 tháng, có tổ chức từ thiện họ mở quán cơm ngay tại đối diện bán với giá 2.000 đồng, bán vào thứ 2-4-6 hàng tuần, mỗi ngày 150-200 suất để giúp đỡ bệnh nhân và người lao động khó khăn nên tôi bàn với các thành viên mở thêm quán cơm cạnh đó phục vụ vào thứ 3-5-7 và cũng bán với giá 2.000 đồng. Trong ngày đầu tiên, quán đã bán hết hơn 300 suất cơm, 200 suất cháo và mì tôm xào”, anh Sơn chia sẻ.

Thành viên tình nguyện hỗ trợ phục vụ quán cơm đôi khi có cả những bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện xung quanh. Ảnh: Sơn Long.

Thành viên tình nguyện hỗ trợ phục vụ quán cơm đôi khi có cả những bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện xung quanh. Ảnh: Sơn Long.

Khách hàng đến ăn cơm chủ yếu là các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hoặc lao động tự do có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Sơn Long.

Khách hàng đến ăn cơm chủ yếu là các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hoặc lao động tự do có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Sơn Long.

Để hoàn thành những suất cơm ngon nhất, anh Sơn cùng các thành viên trong nhóm thuê đầu bếp riêng nấu hàng ngày với thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, rau xanh và tráng miệng. Ngoài ra, các thành viên nhóm từ thiện cũng cùng nhau đến từ 6 giờ sáng để hỗ trợ nấu nướng và phục vụ khách đến ăn cơm.

Được biết, quán cơm 2.000 đồng đầu tiên ra đời vào năm 2008 tại TP. HCM do một tổ chức từ thiện mở ra với mục đích giúp người nghèo có được một bữa ăn đàng hoàng trong thời buổi kinh tế khó khăn mà vẫn cảm thấy họ là một khách hàng, tự bỏ tiền ra mua suất ăn cho mình.

Dần dần, mô hình quán cơm 2.000 đồng có mặt khắp các tỉnh thành trong cả nước do nhiều cá nhân, tổ chức và các nhóm tình nguyện mở ra có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng cồng nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

Người dân nườm nượp xếp hàng ăn sầu riêng trả hạt giữa Sài Gòn

Ở giữa Sài Gòn nhiều người bất ngờ khi mua sầu riêng với giá chỉ 30.000 đồng/kg với  điều kiện ăn xong phải trả...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN