Phố cổ Hà Nội “khát” khách Tây, tiểu thương thẫn thờ nhớ thời “hái ra đô” mỗi ngày

Hơn nửa năm nay, hoạt động kinh doanh khu vực phố cổ Hà Nội gần như “đóng băng” do tác động của Covid-19. Một số loại hình bán lẻ từng được coi là “gà đẻ trứng vàng” như trà đá, gánh hàng rong, ăn sáng… đến nay cũng phải lao đao sống qua ngày, nhiều tiểu thương đã ngán ngẩm nghĩ chuyện “bỏ xới về quê”.

Sau khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát tại thành phố Hà Nội, nhiều chương trình du lịch được Sở Du lịch Hà Nội phối hợp các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành đưa ra nhằm kéo khách nội địa đến thăm quan các điểm ở Hà Nội, đồng thời kêu gọi “người dân thành phố, đi du lịch thành phố”.

Tuy nhiên, đại diện một số điểm tham quan tiêu biểu ở phố Cổ Hà Nội thừa nhận, dù có nhiều chương trình được tung ra nhưng lượng khách đến các điểm du lịch này vẫn chưa được như kỳ vọng và chưa thể quay lại như thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát, do trước đó, khách quốc tế chiếm thị phần khá lớn.

Lượng khách du lịch đến phố đi bộ Hồ Gươm giảm khoảng 30 – 50% so với trước dịch.

Lượng khách du lịch đến phố đi bộ Hồ Gươm giảm khoảng 30 – 50% so với trước dịch.

Du lịch “đóng băng” tác động nặng nề đến hoạt động kinh doanh khu vực phố cổ, từ nhà hàng khách sạn, dịch vụ du lịch lữ hành đến các loại hình bán lẻ. Trong đó, những ngành nghề từng được coi là "gà đẻ trứng vàng" của phố cổ như: Quán nước, trà đá vỉa hè, cửa hàng ăn sáng, ăn vặt, các gánh hàng rong, cửa hàng đồ lưu niệm... đến nay cũng đang phải lao đao chịu trận.

Trước đây, nhờ tận dụng tối đa mặt bằng khu vực "đất vàng" phố cổ với những thuận lợi về du lịch, những quầy hàng nhỏ ở đây có thể kiếm ra vài triệu đồng mỗi ngày. Phần lớn hoạt động bán lẻ có vốn đầu tư nhỏ, giá thành sản phẩm thấp, lại phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng và có thể linh hoạt thay đổi theo mùa vụ, thời điểm khác nhau... nên các tiểu thương dễ thu được "món hời" mà không cần đầu tư quá nhiều.

Nghề lái xích lô trước kia có thể thu được tiền triệu mỗi ngày khi phục vụ khách nước ngoài nhưng bây giờ ngồi cả tuần cũng không bóng khách.

Nghề lái xích lô trước kia có thể thu được tiền triệu mỗi ngày khi phục vụ khách nước ngoài nhưng bây giờ ngồi cả tuần cũng không bóng khách.

Để “sống sót” qua gia đoạn khó khăn, nhiều người phải làm thêm các nghề khác như xe ôm, shipper, chỉ làm ở phố cổ vào hai ngày cuối tuần.

Để “sống sót” qua gia đoạn khó khăn, nhiều người phải làm thêm các nghề khác như xe ôm, shipper, chỉ làm ở phố cổ vào hai ngày cuối tuần.

Thời điểm hiện tại, các con đường, vỉa hè “hái ra đô” đang phải trải qua khoảng thời gian khủng hoảng trầm trọng mà nói như các tiểu thương phố cổ là: “Đến trong mơ cũng không tưởng tượng được”.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại các tuyến phố là trung tâm du lịch của phố cổ Hà Nội như: Tạ Hiện, Tràng Tiền, Hàng Mã, khu vực phố đi bộ Hồ Gươm… lượng khách giảm khoảng 50 – 70% và gần như không có khách du lịch quốc tế.

Chú Đông (58 tuổi) một tài xế xích lô quanh phố cổ cho biết: “Gần một tuần nay ngày nào cũng ra phố ngồi, thi thoảng đạp xe loanh quanh nhưng không có một bóng khách. Trước dịch, trung bình mỗi ngày tôi chạy từ 3 – 5 chuyến, nếu gặp “khách xộp” cũng kiến được tiền triệu mỗi ngày. Nhưng bây giờ thực sự chỉ đi làm cho vui”.

Các cửa hàng bán đồ lưu niệm ế ẩm mặc dù mở cửa vào những ngày cuối tuần ở phố đi bộ.

Các cửa hàng bán đồ lưu niệm ế ẩm mặc dù mở cửa vào những ngày cuối tuần ở phố đi bộ.

Các hộ kinh doanh phải đối diện với bài toán khó khi không thể sử dụng tối đa công suất mặt bằng, dù chi phí thuê nhà vô cùng đắt đỏ.

Các hộ kinh doanh phải đối diện với bài toán khó khi không thể sử dụng tối đa công suất mặt bằng, dù chi phí thuê nhà vô cùng đắt đỏ.

Chịu áp lực thuê mặt tiền ở khu vực “đất vàng” thủ đô với chi phí lên tới hàng chục triệu đồng/tháng, các chủ cơ sở kinh doanh phải đối diện với bài toán khó khi không thể sử dụng hết công suất của cửa hàng. Chị Ngọc Huyền, chủ một quán nhậu nhỏ trên phố Tạ Hiện cho biết: “Mỗi tháng tôi mất hơn 20 triệu tiền thuê mặt bằng cho ngôi nhà một tầng, rộng khoảng 10m2 ở Tạ Hiện. Trước đây khi khách đông, tôi tận dụng cửa hàng từ sáng sớm đến đêm, buổi sáng bán đồ ăn vặt, tối bán đồ nhậu nhưng bây giờ chỉ bán từ chiều tối trở đi mà cũng không có khách”.

Để phù hợp với những thay đổi của thị trường, các tiểu thương đã có nhiều biện pháp thích nghi với “thời kỳ mới”, ví dụ như: Đa dạng hóa các mặt hàng, không chỉ hướng tới khách Tây mà tập trung các sản phẩm phục vụ khách trong nước; thay đổi vị trí cửa hàng từ mặt đường lớn vào trong các ngõ nhỏ để giảm áp lực về chi phí hoạt động hàng tháng, làm thêm các công việc bán thời gian để tăng thu nhập…

Theo số liệu từ Quận ủy, HĐND – UBND quận Hoàn Kiếm, tác động của Covid-19 đến ngành du lịch quận khiến doanh thu quý I giảm 39,71% so với cùng kỳ và giảm sâu trong quý II. Khách lưu trú quốc tế trên địa bàn giảm mạnh theo từng tháng. Công suất sử dụng phòng bình quân trong 4 tháng đầu năm chỉ đạt 35.5 %.

Chợ ”bán đá quý như rau” ở Việt Nam cũng bị ảnh hưởng do Covid-19

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, chợ đá quý thị trấn Yên Bài (huyện Lục Yên, Yên Bái) vắng khách nước ngoài. Một số...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Thúy ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN