Phải tạm đóng cửa vì Covid-19, vợ chồng 9x vẫn kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ cách này

Thay vì mở cửa hàng bán trực tiếp, vợ chồng chị Mến đã chuyển sang bán online, mang về thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng.

Hơn 9 năm mở cửa hàng cơm bình dân tại khu phố Đồng, phường Tân Thiện, TP. Đồng Xoài (Bình Phước), thế nhưng, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, phải tạm đóng cửa quán ăn theo Chỉ thị 16, vợ chồng chị Nguyễn Thị Mến và anh Trần Anh Sáng đã chuyển sang bán đồ ăn online nhằm duy trì thu nhập.

Thay vì mở cửa hàng bán tại chỗ, vợ chồng anh Sáng nấu đồ ăn bán online.

Thay vì mở cửa hàng bán tại chỗ, vợ chồng anh Sáng nấu đồ ăn bán online.

Theo chị Mến, gia đình chị gồm có 4 thế hệ với 9 thành viên cùng chung sống, mọi chi phí phụ thuộc hết vào thu nhập có được hàng ngày của quán cơm bình dân của vợ chồng chị.

Khi thực hiện giãn cách xã hội, phải tạm đóng cửa, nguồn thu từ quán cơm hầu như bằng 0. Vì vậy, để tiện phụ mẹ chăm sóc bà nội bị liệt, đồng thời dạy bảo con cái, chị bàn với chồng nấu đồ ăn bán online – công việc lâu nay chị chưa từng làm.

Chị lựa chọn nấu các món ăn gia đình ship tận nhà theo yêu cầu của khách.

Chị lựa chọn nấu các món ăn gia đình ship tận nhà theo yêu cầu của khách.

Bắt đầu công việc bán đồ online, chị Mến phải làm quen với việc lựa chọn thực đơn hàng ngày làm sao phù hợp nhất với các bữa cơm trong gia đình của mỗi người rồi đăng tải lên các chợ online khu vực gần nhà. Khách nào có nhu cầu thì đặt trước ít nhất 1 buổi rồi chồng chị sẽ nấu và ship đến tận nhà.

“Tôi chỉ lựa chọn bán thức ăn, không bán cơm. Thức ăn bao gồm các món mặn, canh, luộc, xào, tặng kèm dưa muối. Ví dụ như sáng thì có bún chả, bún cá; buổi trưa có cá suối kho tiêu, canh ghẹ; su su xào tỏi; cà muối; tối lại có thịt kho tàu, đậu hũ chấm tương; bí xanh luộc…”, chị Mến cho hay.

Chị lựa chọn thực đơn đa dạng các món ăn, thay đổi theo nhu cầu của khách.

Chị lựa chọn thực đơn đa dạng các món ăn, thay đổi theo nhu cầu của khách.

Ngoài ra, chị còn làm thêm các món ăn vặt như chè, bánh ú.. hoặc làm thêm các món lẩu gia đình, các mâm cúng thôi nôi, đầy tháng, các món nhậu theo yêu cầu của khách.

Dần dần, lượng khách ngày một tăng lên, anh chị phải làm luôn tay luôn chân, thay nhau đi chợ và nấu nướng, căn đủ theo lượng đơn của khách để thực phẩm luôn tươi mới và làm hài lòng khách hàng.

Ngoài phục vụ các bữa ăn chính, chị còn tranh thủ nấu các món ăn vặt như chè, bánh...

Ngoài phục vụ các bữa ăn chính, chị còn tranh thủ nấu các món ăn vặt như chè, bánh...

“Các loại thực phẩm hay hải sản tôi thường nhờ người nhà ở Huế, Hà Tĩnh mua của người dân và các ngư dân tại bến thuyền, bến tàu gửi vào. Đa số rau xanh được nhà tôi trồng trong vườn nhà hoặc mua gom của chính những khách đặt mua đồ ăn nhà tôi”, chị Mến nói.

Từ vài đơn đặt hàng, dần dần, chị Mến nhận được từ 30-50 đơn đặt hàng mỗi ngày, mang về thu nhập khoảng 20-30 triệu đồng/tháng.

Nhờ vậy, mỗi tháng vợ chồng chị vẫn có thu nhập ổn định từ 20-30 triệu đồng.

Nhờ vậy, mỗi tháng vợ chồng chị vẫn có thu nhập ổn định từ 20-30 triệu đồng.

Chị Nguyễn Thảo Nguyên ở phường Tiến Thành (TP. Đồng Xoài) chia sẻ: “Mến nấu nhiều món ăn phù hợp bữa cơm gia đình, trẻ con và người già đều ăn ngon, yêu thích nên thi thoảng tôi lại order Mến. Khi món ăn được giao, cho lên mâm còn nóng, thơm. Nếu bận quá tôi cũng nấu vài món rồi order thêm, rất hiếm khi đi ăn ngoài”.

Chị Lê Thị Hằng ở phường Tân Phú cũng thường mua gà nướng, chân gà sốt thái và xôi, bún đậu của vợ chồng chị Mến cho biết: “Nay dịch bệnh diễn ra phức tạp, bữa cơm gia đình đôi lúc thiếu món. Tôi theo dõi zalo của Mến rồi thích món nào là đặt. Vừa thực hiện giãn cách tốt, vừa đảm bảo bữa cơm ngon, đầy đủ chất cho cả nhà. Giá cả của các món ăn bình dân”.

Nhiều loại hải sản có giá rẻ chưa từng có, cua biển chỉ từ 120.000 đồng/kg

Việc vận chuyển gặp nhiều khó khăn cùng với sức mua kém đã khiến cho thị trường tiêu thụ hải sản giảm mạnh, kéo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN