Nuôi loại cá tí hon trong chai phế liệu, lão nông Hà Nội thu về hàng trăm triệu đồng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

“Khi bắt tay vào nuôi loại cá này, nhiều người nghĩ rằng tôi bị điên bởi hơn 100m2 đất ở giữa quận Ba Đình này, chỉ cần cho thuê cũng kiếm được tiền đủ nuôi cả gia đình, cần gì phải làm cho vất vả”.

Đó là chia sẻ của ông Trần Ngọc Thắng, (55 tuổi), trú tại phường Ngọc Hà, quận Ba Đình (Hà Nội), người đã có hơn 20 năm gắn bó với nghề nuôi cá chọi.

Nằm trong con ngõ nhỏ của phố Ngọc Hà, trại nuôi cá cảnh của ông Thắng lúc nào cũng tấp nập người ra vào. Bước vào bên trong, đập vào mắt là hàng nghìn chiếc chai lọ lớn nhỏ và hàng chục bể nuôi cá bằng thủy tinh và xi măng có hàng triệu con cá bé xíu đủ màu sắc đang bơi lượn.

Hàng nghìn chai lọ phế liệu được ông Thắng tận dụng để nuôi cá.

Hàng nghìn chai lọ phế liệu được ông Thắng tận dụng để nuôi cá.

Những chai thủy tinh được ông Thắng tận dụng.

Những chai thủy tinh được ông Thắng tận dụng.

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, theo ông Thắng, niềm đam mê cá cảnh của ông có từ nhỏ. “Ngày còn bé, được theo mẹ ra chợ Ngọc Hà chơi, thấy họ bán những con cá cảnh nhỏ xíu đủ màu sắc khiến tôi mê lắm”, ông Thắng kể.

Lớn lên, ông bắt đầu mua nhiều loại cá khác nhau về nuôi cho thỏa đam mê. Mới đầu, ông chỉ nuôi chơi và nhận thấy ngày càng nhiều người có đam mê giống mình nhưng cá cảnh giống chủ yếu phải nhập từ miền Nam hoặc Thái Lan với giá đắt đỏ.

Vì vậy, sau khi trải qua nhiều nghề khác nhau, ông quyết định bàn với vợ làm trang trại nuôi cá cảnh, thỏa đam mê từ ngày bé. “Nhiều người bảo tôi điên khi giá cho thuê mảnh đất này đủ tiền nuôi cả gia đình mà không phải vất vả nhưng tôi cứ làm”, ông Thắng nói.

Cá giống được nuôi tập trung ở hơn 20 bể xi măng lớn nhỏ.

Cá giống được nuôi tập trung ở hơn 20 bể xi măng lớn nhỏ.

Bắt tay vào làm, vợ chồng ông Thắng tự tay xây những chiếc bể lớn bằng xi măng và đi mua những chiếc bể bằng kính to hơn, nhập cá bố mẹ từ Thái Lan về nuôi rồi ươm giống.

Cũng từ đây, hàng loạt dòng cá bảy màu và cá chọi như: Fancy, Thiên thần, Halfmoon, Samurai… được ông Thắng nhân giống, cung cấp cho khách hàng khắp Hà Nội và các tỉnh lân cận

Chỉ vào những hàng dài chai lọ xếp thành hàng gọn gàng dưới đất, ông cho biết, trong mỗi chai lọ này đều chứa 1 con cá. Bởi đây là giống cá chọi, nếu sống trong cùng 1 bể chúng sẽ cắn nhau mà chết.

Khi cá lớn hơn sẽ được tách ra các chai lọ để khách đến mua dễ dàng chọn lựa.

Khi cá lớn hơn sẽ được tách ra các chai lọ để khách đến mua dễ dàng chọn lựa.

Theo ông Thắng, đặc tính của cá chọi rất hung hãn nên khi cá lớn, bắt buộc phải tách riêng từng con. Chính vì vậy, ông đi thu gom những chai lọ bằng nhựa và thủy tinh rồi cắt vạt bỏ đầu để nuôi cá, vừa tiết kiệm chi phí vừa thuận tiện trong việc chăm sóc cá.

Để có thức ăn cho cá, ngày nào cũng như ngày nào, dù mùa đông hay mùa hè, nắng hay mưa ông đều phải tự tay đi vớt con bobo hay còn gọi là con hồng trần ở tận Gia Lâm. Nhờ chịu thương, chịu khó, mỗi ngày ông Thắng cũng tiết kiệm được từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng tiền thức ăn cho cá.

“Cả đi lẫn về khoảng gần 20km nhưng nắng mưa tôi đều đi hết bởi mình nuôi với số lượng lớn, lại là nuôi cá giống. Chỉ những con cá to mới ăn được cám, còn lại cá nhỏ, thậm chí có những con cá nhỏ xíu, bé hơn con bọ gậy thì không thể ăn cám được, phải nuôi bằng bobo”, ông Thắng nói.

Mỗi bể chứa hàng nghìn con cá tí hon đủ màu sắc.

Mỗi bể chứa hàng nghìn con cá tí hon đủ màu sắc.

Tuy nhiên, ngoài chịu khó, cẩn thận, tỉ mỉ thì nuôi cá cảnh phải dựa vào thời tiết rất nhiều. Nếu trời nóng quá hay lạnh quá thì cá cũng rất dễ chết. Vì vậy, ông Thắng phải tự làm hệ thống phun sương, làm lưới che nắng phía trên bể cá, làm giảm nhiệt vào mùa hè và che nilon trên nắp bể vào mùa đông để giữ nhiệt.

“Nhiều hôm thay đổi thời tiết, tôi phải thức cả đêm theo dõi, bơm nước và bổ sung oxy cho cá vì nếu không để ý, cá có thể mắc bệnh và chết hết. Thậm chí có ngày tôi đi vớt thức ăn cho cá, vớt phải đoạn kênh nhiễm dầu, cá ăn vào không tiêu hóa được nên chết sạch. Thiệt hại không biết đâu mà kể”, ông Thắng chia sẻ.

Thức ăn cho cá cảnh được ông tự tay đi vớt tận Gia Lâm.

Thức ăn cho cá cảnh được ông tự tay đi vớt tận Gia Lâm.

Sau nhiều năm đúc rút kinh nghiệm và nghiên cứu quy trình, kỹ thuật đầy đủ, trại cá cảnh của ông Thắng đã trở thành điểm đến của hàng nghìn khách hàng khắp Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Mỗi con cá bé xíu bằng đầu ngón tay với đủ màu sắc từ đỏ, cam, xanh, trắng, vàng… được bán ra với giá từ 10.000 đến 300.000 đồng/con. Với hàng triệu con cá được bán ra hàng năm, ông Thắng đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ việc nuôi cá cảnh.

Cá chọi đủ các màu sắc được bán với giá từ 10.000 đồng/con trở lên.

Cá chọi đủ các màu sắc được bán với giá từ 10.000 đồng/con trở lên.

Giống cá chọi này được nhập từ Thái Lan có màu sắc lạ và rất đẹp.

Giống cá chọi này được nhập từ Thái Lan có màu sắc lạ và rất đẹp.

Có giá bán từ 100-300.000 đồng/con.

Có giá bán từ 100-300.000 đồng/con.

Giá của từng con cá phụ thuộc vào màu sắc và độ quý hiếm.

Giá của từng con cá phụ thuộc vào màu sắc và độ quý hiếm.

Mỗi năm, gia đình ông Thắng thu về hàng trăm triệu đồng từ nuôi cá cảnh.

Mỗi năm, gia đình ông Thắng thu về hàng trăm triệu đồng từ nuôi cá cảnh.

Loài cá cảnh đáng sợ đang được mua bán tràn lan ở Việt Nam có thể ăn thịt người

Với bộ răng sắc, nhọn có thể cắn đứt cả kim loại, không ngạc nhiên khi một đàn cá Piranha có thể xơi tái một chú...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN