Nuôi con “ăn bẩn đẻ ra tiền”, 9x tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sau gần 8 năm nuôi con vật này, anh đã có thu nhập khá và ổn định, đồng thời anh tạo công ăn việc làm cho hơn chục lao động địa phương.

Từ bỏ công việc ngân hàng trên thành phố với mức lương khá, anh Nguyễn Văn Hòa ở xã Đăk Hlơ, H.Kbang (Gia Lai) quyết định trở về quê khởi nghiệp với nông nghiệp. Vốn sinh ra trong một gia đình làm nông nghiệp, anh muốn được thử sức với lĩnh vực này, dù không có một chút kinh nghiệm nào.

Khi mới về quê, anh gặp sự phản đối của gia đình, bao ánh mắt dò xét của hàng xóm nhưng anh mặc kệ. Tự tin vào khả năng nắm bắt thông tin của mình, anh khởi nghiệp với trồng dưa hấu nhưng thất bại, anh tiếp tục với mô hình nuôi chim bồ câu cũng không thành công…

Anh Hoà quyết định nghỉ việc ngân hàng về khởi nghiệp với nông nghiệp.

Anh Hoà quyết định nghỉ việc ngân hàng về khởi nghiệp với nông nghiệp.

“Đã có lúc tôi cảm thấy hối hận với con đường mình chọn nhưng với bản tính thích chinh phục khó khăn, tôi vực dậy để tiếp tục tìm hướng đi cho mình, chứng minh cho gia đình và hàng xóm thấy con đường tôi đi là đúng”, anh khẳng định.

Sau thời gian tìm hiểu, anh bắt đầu lại với mô hình nuôi trùn quế. Cầm 10 triệu đồng trong tay làm vốn, anh đi mua trùn quế về nuôi.

Dù đã nghiên cứu rất kỹ về con vật này nhưng khi bắt đầu thật không dễ dàng với người chưa có kinh nghiệm như anh. Chỉ sau vài tháng nuôi, anh thấy chúng chậm lớn và không đạt yêu cầu như mong muốn. Anh tự tìm kiếm và đi đến các trại nuôi trùn quế lớn ở các tỉnh quanh đó để học tập.

Hàng tháng, anh bán hàng tấn trùn quế và phân bón cho các nông trại.

Hàng tháng, anh bán hàng tấn trùn quế và phân bón cho các nông trại.

Vừa học vừa làm, trùn quế của nhà anh dần có tiến triển tốt, mọi thứ thuận lợi hơn. Đến nay, diện tích nuôi trùn quế của anh lên đến 18.000m2, anh cung cấp giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi cho nhiều trang trại tại khu vực Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung.

Theo anh, mô hình này không chỉ đem lại thu nhập ổn định cho anh mà còn mang đến rất nhiều giá trị khác cho quê hương. Trùn quế là cỗ máy xử lý chất thải nông nghiệp rất tốt, không làm ô nhiễm môi trường, nó biến thành phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi rất tốt cho việc trồng trọt, chăn nuôi tại địa phương.

Hơn thế, mô hình này còn tạo ra công ăn việc làm cho hơn chục lao động ở địa phương có thêm thu nhập. Mỗi ngày, anh đều thuê từ 12-15 nhân công để làm các công việc của trang trại nuôi trùn quế của mình, tiền công dao động từ 180.000 200.000 đồng/người/ngày. Bên cạnh đó, anh còn thu mua các phế phụ phẩm nông nghiệp, người dân khu vực này có thể đi thu các phế phụ phẩm này về bán cho anh.

“Khu vực tôi sinh sống, người dân chỉ bận khi thu hoạch nông sản, còn lại họ rất nhàn. Vì thế, tôi tạo công ăn việc làm cho họ, có thêm thu nhập vào những tháng rảnh rỗi. Sở dĩ tôi chỉ thuê theo ngày là vì người dân ở đây họ chỉ thích làm theo ngày, để chủ động thời gian sắp xếp với việc nhà của họ”, anh chia sẻ.

Không chỉ thế, mô hình của anh còn giúp làm phân bón hữu cơ cho cây, trùn quế còn là thức ăn dinh dưỡng động vật: gà, cá… Hiện, trang trại trùn quế của anh bán ra thị trường 1-2 tấn trùn quế/tháng cho các hộ chăn nuôi.

Trùn quế có giá 60.000 - 70.000 đồng/kg với khách lấy sỉ.

Trùn quế có giá 60.000 - 70.000 đồng/kg với khách lấy sỉ.

Anh Hoà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương.

Anh Hoà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương.

Giá bán trùn quế theo đầu tấn khoảng 60.000 – 70.000 đồng/kg, còn khách mua lẻ mục đích nuôi cá chép koi, cá cảnh hay đi câu giá từ 120.000 - 130.000 đồng/kg. Phân bón hữu cơ được bán với giá khoảng 3 triệu đồng/tấn. Ngoài ra, anh còn bán cả trùn quế đông lạnh, sấy khô và cả dịch trùn để làm phân bón.

Bên cạnh mô hình nuôi trùn quế, hiện nay anh đang tận dụng những sản phẩm từ trùn để phát triển thêm vườn cây dược liệu gồm sâm dây, sâm đá và đương quy; các loại đang liên kết chuỗi nâng cao giá trị nông sản như tôm càng xanh, cá chình, ốc bươu đen.

Anh cho biết mục tiêu của anh là liên kết thêm các nông hộ và trang trại để lan tỏa hiệu quả mô hình bền vững này cho các bạn trẻ và nông dân khó khăn.

Bắt loài sống ở ruộng về nuôi, người đàn ông này thu cả trăm triệu/tháng

Con vật này sống tối đa chỉ được 4 tháng, sinh sản hết trứng là chúng chết nhưng một người đàn ông ở Tây Ninh nuôi lại có thu nhập từ 50-100 triệu đồng/tháng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thơm ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN