Nóng tuần qua: Sản phẩm này bỗng tăng giá kỷ lục, điểm bán nào cũng “cháy” hàng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thị trường tuần qua có một số tin tức đáng chú ý sau.

Trứng tăng giá kỷ lục, thương lái tranh nhau mua

Khoảng một tháng trở lại đây, trứng gà tăng giá mạnh sau khi 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Tại một số khu chợ trên địa bàn TP. Hà Nội, giá trứng công nghiệp đang được bán với giá 3.200 đồng/quả, trứng gà trắng có giá 4.200-4.500 đồng/quả, tăng gần gấp đôi so với thời điểm tháng 3/2021. Dù giá trứng tăng cao nhưng nhiều gian hàng không còn trứng để bán.

Tại một số siêu thị, giá trứng hầu như giữ mức bình ổn, không tăng. Trứng gà ta vẫn ở mức 4.800-5.500 đồng/quả, trứng gà công nghiệp có giá từ 2.800-3.000 đồng/quả. Tuy nhiên, hầu hết các siêu thị đều cháy hàng bởi nhu cầu mua của người dân tăng đột biến.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, lý do khiến giá trứng tăng cao một phần là do người tiêu dùng có tâm lý mua gom, tích trữ với số lượng nhiều hơn bình thường. Đồng thời, đây cũng là thời điểm các cơ sở, doanh nghiệp, cá nhân mua gom trứng số lượng lớn để sản xuất bánh trung thu.

Hơn nữa, từ cuối năm 2020 đến hết quý 1/2021, giá sản phẩm gia cầm, đặc biệt là trứng luôn ở mức thấp khiến người nuôi giảm số lượng tái đàn.

Ngoài ra, một số địa phương đang thực hiện việc kiểm soát nghiêm ngặt các phương tiện ra, vào địa phương có dịch, trong đó có các phương tiện vận chuyển hàng hóa. Vì vậy, việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa có gặp không ít khó khăn.

Việc giá trứng tăng có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính vẫn là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Việc giá trứng tăng có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính vẫn là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Lợn hơi rớt giá, người nuôi ôm lỗ

Giá lợn hơi tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đang được ghi nhận ở mức thấp nhất trong vòng từ cuối năm 2019 trở về đây, chỉ ở vào khoảng 50-57.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, mặc dù giá lợn hơi đã xuống gần một nửa so với thời điểm tháng 5/2020 thì giá thịt lợn tại chợ dân sinh vẫn neo ở mức cao, từ 130-170.000 đồng/kg, tức là chỉ giảm khoảng 10-15% nhưng người nông dân vẫn ôm lỗ nặng.

Theo ông Nguyễn Văn Trọng – Phó Cục trưởng Cục Chăn Nuôi (Bộ NN&PTNT), giá lợn hơi xuống thấp nhưng giá thịt lợn ở chợ vẫn cao là do thị trường chưa hài hòa được 3 khâu là khâu sản xuất, khâu lưu thông và khâu tiêu dùng.

Giá thịt lợn bán ở chợ vẫn cao chứng tỏ khâu lưu thông đang lãi tương đối nhiều, trong khi người nông dân chăn nuôi lại chịu thiệt thòi lớn và người tiêu dùng lại không được hưởng lợi.

Chợ Hà Nội áp dụng “tem phiếu”

Tại Hà Nội, một số phường đã áp dụng tem phiếu cho người dân đi chợ. Sáng 27/7, phường Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) là khu vực đầu tiên tại Hà Nội đã tiến hành phát tem phiếu phân chia tần suất đi chợ cho người dân.

Mỗi tuần, mỗi hộ có thể đi chợ 4 lần, luân phiên vào một khung giờ nhất định theo ngày chẵn hoặc lẻ và chủ nhật. Buổi sáng từ 5h50 đến 6h30; buổi chiều từ 15h30. Mỗi phiếu vào chợ có giá trị sử dụng một lần.

Chính quyền địa phương cũng quy định việc in ấn thẻ. Trên phiếu ghi rõ họ tên đại diện hộ gia đình; địa chỉ và có dấu đỏ của phường Nhật Tân.

Đây là chủ trương được đánh giá đúng đắn vào thời điểm hiện tại trong công cuộc phòng chống dịch bệnh chung của TP. Hà Nội. Tuy nhiên, có một số vấn đề phát sinh khi cấp phát phiếu đi chợ. Trong đó, một số người dân sinh sống (ở trọ) và làm việc tại địa bàn của phường nhưng không nhận được tem phiếu. Nguyên nhân của vấn đề trên xuất phát từ việc ở trọ không khai báo tạm trú theo quy định.

Từ sáng sớm ngày 27/7 người dân đã xếp hàng trước cổng chợ xuất trình tem phiếu để được vào chợ mua thực phẩm.

Từ sáng sớm ngày 27/7 người dân đã xếp hàng trước cổng chợ xuất trình tem phiếu để được vào chợ mua thực phẩm.

Hà Nội cho shipper hoạt động trở lại

Từ ngày 24/7, TP. Hà Nội chính thức bắt đầu thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày, trên phạm vi toàn Thành phố theo nguyên tắc Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó có tạm dừng hoạt động của shipper giao hàng và nhiều dịch vụ khác.

Việc tạm dừng shipper đang nhận được nhiều ý kiến tranh cãi từ dư luận và các đơn vị vận chuyển; đơn vị cung cấp hàng hóa như siêu thị, cửa bán thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết…

Trước nhu cầu thực tế, sáng 25/7, Sở GTVT Hà Nội đã ban hành văn bản số 3462/SGTVT-QLVT gửi Sở Công Thương và các đơn vị bưu chính viễn thông yêu cầu đăng ký cho nhân viên được phép vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ siêu thị và các doanh nghiệp bưu chính bằng xe mô tô hai bánh.

Các đơn vị đăng ký cho shipper được phép hoạt động phải chịu trách nhiệm quản lý và giám sát đội ngũ nhân viên, chịu trách nhiệm nếu để xảy ra các trường hợp lây nhiễm Covid-19.

Các đơn vị đăng ký cho nhân viên được phép hoạt động phải chịu trách nhiệm quản lý và giám sát công tác phòng dịch của đội ngũ nhân viên do đơn vị quản lý, chịu trách nhiệm nếu để xảy ra các trường hợp lây nhiễm dịch Covid-19.

Hàng ngàn tấn trái cây rớt giá, chờ thương lái đến mua

Ngày 22/7, ông Nguyễn Quốc Khanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Xuyên Mộc đã có văn bản gửi các ngành chức năng, các huyện, thị, thành và các doanh nghiệp đề nghị được hỗ trợ, kết nối để tiêu thụ số trái cây trên.

“Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng lớn đến tình hình tiêu thụ nông sản, thủy sản của bà con trên địa bàn huyện”, ông Khanh giải thích nguyên nhân.

Theo văn bản này, huyện Xuyên Mộc đang có 1.290 tấn nhãn xuồng cơm vàng giá bán 15.000 đồng/kg; nhãn quế 100 tấn giá bán 8.000 đồng/kg; thanh long 140 tấn giá bán 10.000 đồng/kg đang cần chờ tiêu thụ.

Trong khi đó, ông Dương Tấn Linh cho biết, nếu không xảy ra dịch COVID-19, giá nhãn xuồng cơm vàng bán tại vườn từ 30-35.000 đồng/kg.

Nguồn: [Link nguồn]

Nóng tuần qua: Ôtô giá thấp chưa từng có, showroom vẫn vắng bóng khách

Thị trường tuần qua có một số tin tức đáng chú ý sau.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN