Nóng tuần qua: Gà ủ muối tiêu giá siêu rẻ, người bán tiết lộ nguyên nhân

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thị trường trong nước tuần qua có một số tin tức đáng chú ý sau.

Nguồn gốc của gà ủ muối hoa tiêu giá siêu rẻ

Mỗi con gà ủ muối tiêu khoảng 1,5 kg trên thị trường giá từ 200.000-300.000 đồng trong khi đó, “chợ mạng” lại rao bán chỉ 95.000 đồng/con. Mức giá này thậm chí đang có xu hướng giảm đi.

Loại gà này có ngoại hình và hương vị giống như các loại gà muối tiêu cay truyền thống nhưng không có đầu, không có chân và được hút chân không khi giao cho khách.

Tuy nhiên, chị Nguyệt, một người bán gà ủ muối tiêu truyền thống (loại gà được chế biến thủ công 100%) cho biết: Nếu là gà ta thả vườn không thể có mức giá rẻ như vậy. Theo chị, gà thả vườn một con 1,5 kg đã có giá hơn 120.000 đồng, gà ta khoảng 150.000-180.000 đồng (tức gần 130.000 đồng một kg).

Theo chị, thực chất loại gà ủ muối tiêu không đầu được bán giá rẻ trên mạng đa số là hàng nhập khẩu. Đây là loại gà đã đẻ nhiều lứa nên thịt dai, bên cạnh đó, gà để đông lạnh thường khó để người tiêu dùng kiểm tra được chất lượng thật của thực phẩm.

Chất lượng không khác gì các loại gà ủ muối tiêu truyền thống, thậm chí ngoại hình còn bắt mắt hơn.

Chất lượng không khác gì các loại gà ủ muối tiêu truyền thống, thậm chí ngoại hình còn bắt mắt hơn.

Nhập khẩu ôtô nguyên chiếc tăng mạnh

Theo Tổng Cục Hải quan, trong tháng 5 vừa qua lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu 15.600 chiếc, tăng 4,8% so với tháng trước. Tính trong 5 tháng đầu năm, tổng lượng xe nguyên chiếc nhập về hơn 65.700 chiếc, tăng 78% so với cùng kỳ năm trước.

Ôtô nguyên chiếc các loại nhập về Việt Nam trong 5 tháng đầu năm chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan và Indonesia, chiếm 80% tổng lượng nhập khẩu.

Trong khoảng thời gian này, ôtô nguyên chiếc các loại nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc tăng đột biến, đạt gần 9.400 chiếc, tăng gấp 6,5 lần so với cùng kỳ năm trước.

Giá trứng vịt bỗng tăng chóng mặt

Cách đây khoảng hơn 1 tháng, giá trứng vịt xuống thấp kỷ lục, có thời điểm trứng vịt trắng chỉ còn 1.700 đồng/quả, trứng vịt lộn ế ẩm không bán được, người ấp trứng cũng bán tháo với giá 1.700-1.800 đồng/quả.

Khi giá trứng thấp, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, người chăn nuôi thua lỗ nặng. Không ít hộ chăn nuôi đã phải bán bớt hoặc bán hết vịt để tránh bị thua lỗ thêm.

Đến nay, giá trứng bất ngờ tăng vọt, giá trứng vịt trắng lên đến 2.600 đồng/quả, còn trứng vịt lộn tăng lên 3.200 đồng/quả. Trước thực trạng này, nhiều người dân tỏ ra buồn lòng, rầu rĩ khi giá trứng vịt ngày một lên cao, họ không còn trứng để bán hoặc con rất ít vịt đẻ trong trang trại.

Ông Nguyễn Cường – người kinh doanh các loại trứng tại Tiên Lữ, Hưng Yên, lý giải do nguồn cung thiếu hụt khiến giá trứng bị đẩy lên cao. Hiện tại, ông đi thu mua tại các hộ gia đình ấp trứng với giá cao cũng không có mấy, thi thoảng mới mua được 1.000 – 2.000 quả.

Nghịch lý các hàng quán Hà Nội ngày đầu mở cửa trở lại

Nhân viên thực hiện dọn dẹp bàn ghế và lắp vách ngăn theo đúng quy định.

Nhân viên thực hiện dọn dẹp bàn ghế và lắp vách ngăn theo đúng quy định.

Sau gần 1 tháng đóng cửa thực hiện công tác phòng chống dịch, sáng 22/6, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, cắt tóc gội đầu háo hức chuẩn bị từ tinh mơ để mở cửa trở lại. Tuy nhiên, nơi thì đông khách đến mức phải treo biển “ngưng nhận khách”, nhưng cũng có cửa hàng không một bóng người.

Sau khi nhận được quyết định cho phép mở cửa trở lại, nhiều hàng quán tại Hà Nội đã thức xuyên đêm để dọn dẹp và chuẩn bị bán hàng. Ghi nhận của PV, các quán bán đồ ăn sáng như bún, phở, bánh mì... đón nhận lượng khách khá đông nhưng vẫn thực hiện đủ các quy tắc phòng dịch như bảo đảm giữ khoảng cách, ngồi không quá 50% công suất chỗ ngồi và không quá 20 người...

Anh Ánh, chủ cửa hàng phở Ánh Sáng tại Nam Đồng (Đống Đa, Hà Nội) háo hức từ rạng sáng, dậy chuẩn bị dọn dẹp và đi chợ để mở hàng bán từ 5h sáng. Sau 1 giờ anh đã bán được khoảng hơn 20 bát phở. Dù khách đến đông nhưng phải chờ bên ngoài vì đảm bảo giữ khoảng cách và không được quá 20 người ngồi trong quán.

Nếu như các hàng quán ăn uống mở cửa từ rất sớm thì một số quán cắt tóc gội đầu lại khá “im lìm” trong ngày đầu mở cửa trở lại. Theo một số chủ cửa hàng thì dịch vụ cắt tóc, gội đầu, làm móng thường đông khách vào buổi trưa hoặc cuối tuần. Ngoài ra, thời tiết nắng nóng nên mọi người ngại ra khỏi nhà.

Các shop quần áo đồng loạt “sale sập sàn” vẫn vắng người mua

Tình hình dịch bệnh kéo dài khiến nhiều cửa hàng kinh doanh thời trang “lao đao” vì ế ẩm, doanh thu sụt giảm mặc dù đã sale lên đến 70% .

Quan sát dọc các tuyến đường Chùa Bộc, Đông Các, Chùa Láng… nơi được mệnh danh là "thiên đường mua sắm" của giới trẻ, đâu đâu cũng bắt gặp những áp phích quảng cáo "sale sập sàn", nhưng khách hàng vẫn "từ chối" ghé thăm cửa hàng.

Nhiều sản phẩm áo phông mùa hè giá chỉ từ 100.000 – 200.000 đồng nhưng vẫn không có nhiều người quan tâm…

Lý giải nguyên nhân kinh doanh ế ẩm ngay trong mùa sale lớn, các chủ cửa hàng đều cho rằng, từ đầu năm đến nay, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế nên người dân Hà Nội cũng hạn chế mua sắm, cắt giảm chi tiêu những thứ chưa cần thiết, trong đó có mặt hàng quần áo.

Nóng tuần qua: Nguồn gốc thật sự của loại mực khô khổng lồ bán giá siêu rẻ bán đầy chợ mạng

Loại mực có kích thước lớn, từ 1-3 con/kg được bán tràn lan trên chợ mạng với ra cực rẻ, chỉ từ 300.000 đồng/kg. Vậy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN