Nóng tuần qua: Doanh số tụt dốc, ô tô tiếp tục giảm cả trăm triệu đồng/xe

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Một số tin tức thị trường đáng chú ý tuần qua.

Nhiều hãng xe giảm giá hàng trăm triệu/xe

Nhằm kích cầu tiêu dùng thị trường sau Tết, từ đầu tháng 3 đến nay, nhiều hãng xe đã áp dụng khuyến mại với các dòng xe nhập khẩu, có dòng xe được ưu đãi tới 99 triệu đồng/xe.

Đứng đầu danh sách các xe được giảm sâu trong tháng 3 này có thể kể đến Subaru Forester (1,128-1,288 tỷ đồng) ưu đãi 59-159 triệu đồng. Còn nhiều hãng xe khác cũng giảm giá đến hàng chục triệu đồng.

Các mẫu xe thuộc phân khúc hạng A, B cũng tung ra nhiều khuyến mại hấp dẫn nhằm kích cầu. Trong đó, mức khuyến mại cao nhất ở phân khúc A vẫn là VinFast Fadil với ưu đãi 10% giá niêm yết cho khách hàng thanh toán đủ tiền mua xe. Với giá đề xuất 425-499 triệu đồng tùy theo phiên bản, người dùng có thể được ưu đãi 42,5 triệu đồng đến gần 50 triệu đồng.

Báo cáo tháng 2/2021, thị trường ôtô Việt Nam có mức giảm mạnh về mặt doanh số. Theo công bố của Hiệp hội Các nhà sản xuất Ôtô Việt Nam (VAMA), doanh số xe du lịch giảm đến 53% so với tháng 1, đạt hơn 6.900 chiếc.

Volkswagen hiện đang ưu đãi hàng trăm triệu với một số dòng xe.

Volkswagen hiện đang ưu đãi hàng trăm triệu với một số dòng xe.

Hàng trăm hecta hành ở Nghệ An vẫn nằm ruộng

Giá hành chạm đáy, ế ẩm khiến người dân không mặn mà thu hoạch, hàng trăm hecta hành tăm chịu cảnh “nằm ruộng”. Nhiều hộ gia đình thu hoạch về chất đống trong nhà vì không có người mua..

Trước tình hình đó, những ngày qua đã có nhiều tổ chức, đoàn thể chung tay giải cứu hành tăm cho người dân. Được biết, giá hành tăm hiện giải cứu là 15.000 đồng/kg. Đến hết ngày 23/3 đã có hơn 10 tấn hành tăm được tiêu thụ.

Hiện, toàn huyện Nghi Lộc có hơn 200ha hành tăm, chủ yếu tại các xã Nghi Lâm, Nghi Kiều, Nghi Thuận với sản lượng lên đến hàng ngàn tấn. Do đó, mặc dù đã giải cứu được hơn 10 tấn hành tăm, tuy nhiên đây chỉ là con số rất khiêm tốn so với lượng hành đang ế ẩm tại huyện Nghi Lộc.

Theo ông Trần Nguyên Hòa, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Lộc, việc hành tăm ế ẩm chủ yếu là do những năm trước, giá nông sản này tăng cao, người dân đã mở rộng diện tích ồ ạt. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ của mặt hàng này còn hạn chế. Thời gian tới, chúng tôi sẽ quy hoạch lại vùng trồng hành, đồng thời tăng cường liên kết để đảm bảo đầu ra cho nông sản này”.

Ồ ạt nhập khẩu lợn ngoại, giá thịt trong nước "giảm nhiệt"

Từ đầu năm 2021, lượng thịt lợn nhập của Việt Nam tăng vọt khoảng 322%, khiến cho giá thịt trong nước có xu hướng giảm liên tục.

Ghi nhận của PV ngày 20/3, giá lợn hơi đang dao động từ 74.000-77.000 đồng/kg. So với thời điểm trước Tết Nguyên đán, giá lợn hơi đã giảm từ 10.000 – 12.000 đồng/kg. Giá thịt lợn trên thị trường cũng giảm tương ứng từ 15.000 - 20.000 đồng/kg.

Theo Cục chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), giá thịt lợn giảm một phần do nguồn cung dồi dào trở lại, trong khi sức tiêu thụ chậm. Các loại thịt gia cầm, trứng, thủy sản… hiện ở mức thành thấp, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn.

Cục Chăn nuôi cho biết, hiện tổng đàn lợn nái của cả nước đạt trên 3 triệu con, tổng đàn lợn thịt đạt trên 26 triệu con, bằng 85% so với trước dịch. Đặc biệt, 16 doanh nghiệp chăn nuôi lợn lớn của cả nước tăng lên 5,55 triệu đầu lợn. So với lúc trước dịch, khối doanh nghiệp chăn nuôi lớn tăng trưởng 160%.

Hoa quả nhập khẩu ngập chợ giá “siêu rẻ”

Chưa khi nào người tiêu dùng chứng kiến cuộc đổ bộ của các loại hoa quả nhập khẩu về Việt Nam rầm rộ với giá rẻ như bây giờ. Không chỉ chất đống trong siêu thị, các loại trái cây nhập khẩu còn có mặt ở các sạp hoa quả ngoài chợ truyền thống.

Tại một siêu thị trên đường Trần Duy Hưng (Hà Nội), các loại táo, lê, nho được chất đầy lên các kệ hàng, giá bán được niêm yết với giá rẻ chưa từng thấy. Cụ thể, táo Red Delicious Mỹ được bán với giá chỉ 29.900 đồng/kg; Táo Gala Ba Lan chỉ 39.900 đồng/kg; Táo Braeburn chỉ 34.500 đồng/kg; Cam vàng Úc chỉ 19.900 đồng/kg…

Táo nhập khẩu được bày bán tại hàng loạt siêu thị và cửa hàng hoa quả với giá rẻ chưa từng thấy.

Táo nhập khẩu được bày bán tại hàng loạt siêu thị và cửa hàng hoa quả với giá rẻ chưa từng thấy.

Chị Vương Thu Thủy, quản lý siêu thị này cho biết, trước đây, giá các loại trái cây này luôn ở mức gấp 3 lần hiện tại, thường dao động từ 75-90.000 đồng/kg do phải nhập khẩu lại từ các đơn vị phân phối.

Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, nhiều siêu thị đã tiến hành nhập khẩu trực tiếp từ đối tác nước ngoài, cùng với chính sách miễn giảm thuế quan được áp dụng nên được giá ưu đãi hơn.

Bị cá tầm Trung Quốc "tấn công", cá tầm Việt thiệt hại 200 tỉ

Trước đây, cá tầm bắt tại trại ở Lâm Đồng giá khoảng 150.000 đồng/kg, tùy kênh phân phối giá bán lẻ khoảng 200.000 đồng/kg. Sau khi cá tầm Trung Quốc xuất hiện ở thị trường giá tại trại Lâm Đồng giảm 25-30%.

Việc giá cả lên xuống là điều bình thường, giao thương hai chiều là tất yếu trong bối cảnh hội nhập. Tuy nhiên, điều quan trọng DN muốn minh bạch nguồn gốc xuất xứ để người tiêu dùng phân biệt đâu là cá tầm Trung Quốc, cá tầm Việt Nam chứ không nên đánh đồng như hiện nay. Nếu người tiêu dùng phân biệt được sẽ không mua cá tầm của Trung Quốc vì nghĩ chất lượng không tốt.

Sản lượng cá tầm năm 2020 đạt trên 3.000 tấn, giá trị sản lượng đạt trên 500 tỷ đồng. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 từ đầu năm đến nay cá tầm tại các trang trại Việt Nam không tiêu thụ được cùng với cạnh tranh khốc liệt với cá tầm Trung Quốc. Thiệt hại người nuôi cá tầm ước tính

Mới đây Tổng Cục quản lý thị trường (QLTT) có công văn gửi Cục QLTT các tỉnh thành tăng cường kiểm tra kiểm soát ngăn chặn hành vi kinh doanh nhập khẩu cá tầm.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN