Nóng nhất trong ngày: Giá vàng tăng vọt; Tiết lộ lý do nhiều tiệm hoa tươi đóng cửa, “trốn” khách ngày Valentine

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt nhảy vọt; Chủ sàn giao dịch từ chối niêm yết Pi; Nhiều tiệm hoa tươi đóng cửa, “trốn” khách ngày Valentine... là những tin tức thị trường hot nhất hôm nay (14/2).

Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt nhảy vọt

Các doanh nghiệp đồng loạt thay đổi biểu giá giao dịch vàng miếng SJC, vàng nhẫn. Giá vàng miếng SJC được các Công ty SJC, PNJ niêm yết mua vào 88,3 triệu đồng/lượng, bán ra 91,3 triệu đồng/lượng, tăng 600.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua.

Giá vàng miếng tăng ngày thứ hai liên tiếp, tổng cộng khoảng 1,1 triệu đồng/lượng.

Giá vàng miếng tăng ngày thứ hai liên tiếp.

Giá vàng miếng tăng ngày thứ hai liên tiếp.

Tương tự, giá vàng nhẫn và vàng trang sức 24K các loại cũng tăng lên 88,3 triệu đồng/lượng mua vào, 91,1 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 600.000 đồng mỗi lượng so với cuối ngày hôm qua. Trong 2 ngày, giá vàng nhẫn lên thêm 1,4 triệu đồng/lượng.

Sau vài phiên chững lại, giá vàng tiếp tục bật tăng khi nhà đầu tư vẫn chọn vàng cho kênh trú ẩn trong bối cảnh gia tăng lo ngại cuộc chiến thuế quan của Mỹ và các nước, làm chững lại đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu. 

>> Bấm vào đây để xem thông tin chi tiết

Chủ sàn giao dịch từ chối niêm yết Pi

CEO Bybit, sàn giao dịch đứng thứ hai thị trường tiền số, từ chối niêm yết Pi Network, nhắc đến việc từng gặp rắc rối do bị người lớn tuổi đòi lại tiền khi thua lỗ.

"Hôm nay nhiều người hỏi tôi có tham gia Pi không. Tôi nói đừng làm trò cười nữa", Ben Zhou, nhà sáng lập và CEO Bybit đăng trên X ngày 12/2. Bybit là sàn giao dịch tiền số có khối lượng giao dịch đứng thứ hai thị trường chỉ sau Binance, theo thống kê của CoinMarketCap.

Ngày 12/2, dự án Pi Network tuyên bố "mở mạng", tức có thể giao dịch với các tiền số khác, vào 20/2 sau 6 năm phát triển. Nhiều sàn tiền số như OKX, Mexc, Biget cho biết sẽ niêm yết Pi, trong khi một số sàn lớn như Bybit chưa đưa ra thông báo về việc này.

Trong bài đăng, Ben Zhou nhắc đến việc trước đây ông từng làm giao dịch ngoại hối và rất khó khăn để kiếm tiền, nhưng sau đó thường xuyên bị những người lớn tuổi chăng biểu ngữ đòi lại. "Tôi thực sự không muốn tham gia thế giới của tiền số này. Hãy tránh xa", Zhou nói thêm.

>> Bấm vào đây để xem thông tin chi tiết

Nhiều tiệm hoa tươi đóng cửa, “trốn” khách ngày Valentine

Ngày Lễ tình nhân 14/2 năm nay, trong khi các đồng nghiệp tất bật chuẩn bị hoa, gói hoa trả cho khách, thì chị L.T – chủ một tiệm hoa tại TP. Biên Hòa lại thảnh thơi đi du xuân cùng gia đình.

Chị T. cho biết đã thông báo với khách hàng rằng tiệm nghỉ qua hết lễ 14/2 mới khai xuân. Việc này khá lạ bởi ngày Valentine vốn được coi là vụ mùa bội thu của các tiệm hoa tươi, hiếm ai bỏ qua cơ hội kiếm tiền này.

Giá hoa tăng quá mạnh nên người bán sợ lỗ khi làm hoa cho ngày Valentine. Ảnh minh họa

Giá hoa tăng quá mạnh nên người bán sợ lỗ khi làm hoa cho ngày Valentine. Ảnh minh họa

Tương tự, chủ tiệm hoa quận Ba Đình (Hà Nội) cũng cho hay không nhận đơn dịp 14/2 năm nay. Tuy nhiên, chị không thông báo nghỉ 14/2, mà lấy lý do ốm, bận, đã nhận đủ đơn rồi... để từ chối khéo khách hàng.

“Giá hoa tăng chóng mặt, mình không nhận ngay từ đầu luôn, chứ nhận rồi làm xong về tính lỗ hoặc hòa vốn chứ không lãi được đồng nào”, chủ tiệm giải thích.

>> Bấm vào đây để xem thông tin chi tiết

Hàng nghìn gốc đào “hết đát” ở Hà Nội được thu gom, “đi” về đâu sau Tết Nguyên đán?

Sau khi “làm xong nhiệm vụ” trang trí nhà cửa, trang hoàng các toà nhà, văn phòng trong dịp Tết Nguyên đán 2025, những gốc đào có giá từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng được thu gom về trồng lại, chuẩn bị cho dịp Tết năm sau.

Vì vậy, những ngày này, tại làng đào Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội), hàng trăm hộ gia đình trồng đào nơi đây đang tất bật cắt tỉa, thu gom, trồng và chăm sóc những gốc đào từ khắp nơi đổ về.

Những chiếc xe tải chở đào tấp nập ra vào hết sức nhộn nhịp, tạo nên không khí riêng sau Tết Nguyên đán. Anh Hiệp, chủ vườn đào tại Nhật Tân cho biết, từ mùng 10 tháng Giêng âm lịch là thời điểm các vườn thu gom đào để chở về vườn.

Hầu hết những gốc đào chở về Nhật tân thời điểm này là đào cho thuê với giá từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng. “Những gốc đào cho thuê đều là gốc to, lâu năm, có giá trị cao nên các hộ gia đình hầu hết là cho thuê với giá trị khoảng 70-80% của cây. Khách chơi đến khoảng mùng 10 Tết thì mình thuê người đến lấy về, chăm sóc tiếp”, anh Hiệp nói.

>> Bấm vào đây để xem thông tin chi tiết

Hồi sinh loài cá suýt tuyệt chủng, cả làng khá giả, còn được xuất khẩu ra nước ngoài

Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nhất là tại Tiền Giang và Cần Thơ, có một loài cá đặc sản phổ biến, đó là cá mè vinh. Không chỉ ở Việt Nam, cá mè vinh nổi tiếng ở một số quốc gia Đông Nam Á, được dùng làm nguyên liệu cho món tom yum, một món ăn nổi tiếng trong ẩm thực Thái Lan.

Ở Việt Nam, có thời điểm cá mè vinh trong tự nhiên dần biến mất do nạn đánh bắt bừa bãi. Cá mè vinh phát triển sinh sản từ 4 đến 5 lần mỗi năm, mỗi lượt sinh sản có thể đẻ đến hàng trăm nghìn quả trứng.

Cá mè vinh từng suýt biến mất do khai thác bừa bãi.

Cá mè vinh từng suýt biến mất do khai thác bừa bãi.

Sau khi bán ra thị trường, loại cá giống này mang về cho các hộ dân doanh thu hàng chục tỷ đồng. Thị trường chính cho cá giống này là vùng Đồng bằng sông Cửu Long và còn được xuất khẩu đi Campuchia.

Tại các cửa hàng hải sản, cá mè vinh được bán ra với giá khoảng 150.000 đồng/kg. Thịt cá thơm ngon, không tanh nên rất được ưa chuộng. Từ cá mè vinh, chị em có thể chế biến thành nhiều món như hấp, luộc, chiên, làm lẩu, nướng... Không chỉ là món ăn ngon, cá mè vinh còn tốt cho sức khỏe. 

>> Bấm vào đây để xem thông tin chi tiết

Nhà đầu tư tiền ảo PI trước ngưỡng cửa thành tỷ phú; Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn “quay xe” tăng giá; Giá xăng RON 95 đảo chiều tăng, vượt 21.000...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Nguyên ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN