Nông dân Bến Tre “không làm gì” cũng có thể thu hàng trăm tỷ đồng

Chỉ cần “ngồi im”, người dân Bến Tre có thể thu về hàng trăm tỷ đồng.

Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một lượng khí CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác quy đổi sang CO2 tương đương. Một tín chỉ tương đương với 1 tấn CO2 hoặc 1 tấn CO2 quy đổi tương đương.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mua bán tín chỉ giảm phát thải trên thị trường là phương pháp tiên tiến ngày càng được nhiều quốc gia triển khai, đã tạo ra thị trường carbon hay còn gọi là thị trường trao đổi tín chỉ giảm phát thải khí nhà kính. Đây là một loại hình thị trường mà hàng hóa được mua và bán trong thị trường là lượng khí nhà kính được cắt giảm hoặc hấp thu. Các bên tham gia mua/bán có thể là các doanh nghiệp trao đổi với nhau, hoặc giữa các tổ chức trong nước và các tổ chức quốc tế (có thể các tổ chức tài chính, hoặc doanh nghiệp).

Mới đây, UBND tỉnh Bến Tre cho biết nhiều nhà khoa học đã đề xuất Bến Tre xúc tiến việc thương mại hóa tín chỉ carbon như một nguồn lợi về kinh tế. Hiện, tỉnh Bến Tre có khoảng 78.000ha vườn dừa. Ước tính, 1ha vườn dừa ở Bến Tre có thể lưu trữ 25-75 tấn CO2, tương đương vườn dừa của tỉnh có thể lưu trữ 1.950.000 - 5.850.000 tấn CO2.

Giá bán 1 tín chỉ carbon hiện tại thấp nhất là 5 USD. Nếu theo tính toán trên, Bến Tre có thể thu về 9,75 - 29,25 triệu USD (tương đương khoảng 230 – 700 tỷ đồng) từ việc bán tín chỉ carbon.

Theo tính toán khoa học, Bến Tre có thể thu về 9,75 - 29,25 triệu USD (tương đương khoảng 230 – 700 tỷ đồng) từ việc bán tín chỉ carbon.

Theo tính toán khoa học, Bến Tre có thể thu về 9,75 - 29,25 triệu USD (tương đương khoảng 230 – 700 tỷ đồng) từ việc bán tín chỉ carbon.

Ngoài dừa, Bến Tre còn điều tra khả năng lưu trữ CO2 của các loại cây lâu năm khác để có thể bán tín chỉ carbon.

Vào năm 2023, lần đầu tiên ngành lâm nghiệp Việt Nam đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới. Với đơn giá bán tín chỉ 5 USD/tấn carbon hấp thụ thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỷ đồng).

Đây là lượng tín chỉ carbon được thống kê ở vùng rừng thuộc 6 tỉnh Bắc Trung Bộ. Người trồng rừng là chủ thể được thụ hưởng nguồn lợi này.

Theo lộ trình, thị trường carbon trong nước sẽ thí điểm từ năm 2025, vận hành chính thức từ năm 2028.

Gần đây, cây dừa đã được Bộ Nông nghiệp & phát triển Nông thôn công nhận là cây công nghiệp chủ lực. Riêng Bến Tre, hơn 70% dân số có sinh kế gắn với cây dừa, vì vậy khi có thêm nguồn lợi từ bán tín chỉ carbon, số người được thụ hưởng là rất lớn.

Ban đầu làm chậu hoa này với mục đích để mừng tân gia, không ngờ cô gái trẻ lại nhận được “cơn mưa” lời khen và hàng loạt đơn đặt hàng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHÚC MINH ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN