Chỉ cần nhìn vào đặc điểm này là biết bơ có bị phun đẫm hóa chất hay không, người tiêu dùng cần tránh xa
Bơ là loại quả rất tốt cho sức khỏe nên được nhiều người chọn mua, song nếu không cẩn thận bạn có thể mua phải bơ bị tẩm hóa chất để chín ép.
Đặc điểm của trái bơ là vỏ mềm, khi vận chuyển đường dài nếu trái đã trái chín sẽ dễ bị dập, hư hỏng. Vì vậy các thương lái thường tắm hóa chất để giữ cho bơ tươi ngon khi đến tay người tiêu dùng.
Bơ tẩm hóa chất để cho nhanh chín trước khi mang ra thị trường.
Về bí quyết nhận biết trái bơ đã bị "tắm hóa chất", một nhà vườn tiết lộ, với những quả bơ chưa chín thì lõi cuống sẽ có màu xanh, còn nếu có màu vàng thì có nghĩa là đang chín tới, màu nâu sẫm là bơ đã chín quá, rất dễ bị nẫu. Vậy nên, khi cầm quả bơ mà cuống có màu xanh nhưng thân lại mềm thì chứng tỏ nó đã được ngâm qua hóa chất để chín nhanh.
Kích thước của cuống bơ cũng là đặc điểm nhận diện. Quả bơ non được ngâm hóa chất thì cuống sẽ to. Bơ chín tự nhiên có phần vỏ căng bóng nhưng vẫn hơi sần sùi, cầm chắc tay.
Bên cạnh đó, phần vỏ của bơ chín tự nhiên thường căng và hơi sần sùi, bóp nhẹ có cảm giác hơi mềm và cầm rất chắc tay.
Thêm vào đó bơ ngâm hóa chất dù mềm nhưng ăn vẫn sẽ có vị đắng, nhiều người lầm tưởng là do nạo quá sát phần vỏ. Tuy nhiên, thực tế những trái bơ chín tự nhiên thì dù nạo hết phần xanh trong vỏ cũng sẽ không bị đắng, thậm chí phần vỏ xanh này còn có vị béo, ngon.
Ngoài ra có nhiều thông tin chỉ rằng lắc bơ nếu có tiếng kêu thì là bơ ngon, không tẩm thuốc. Nhưng thực tế thì đó chỉ áp dụng với một số loại bơ truyền thống thôi. Những giống bơ như bơ Booth hạt bự dù chín tự nhiên nhưng lắc không thể nghe được tiếng hạt bơ.
Hiện nay, các phương pháp "hô biến" quả bơ bằng hóa chất ngày càng tinh vi nên rất khó để nhận biết bằng mắt. Vậy nên các chị em phụ nữ nên áp dụng tất cả những bí quyết được chia sẻ ở trên để chọn lựa được những trái bơ thơm ngon, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe nhé.
Nguồn: [Link nguồn]
Từng sắp bị tuyệt chủng nhưng sau khi được hồi sinh, loài cá này có giá lên tới 180.000 đồng/kg, mang lại thu nhập cho nhiều người dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.