Nhà vườn quýt kiểng đếm tiền “mỏi tay”, thu lãi trăm triệu trong mùa Tết

Sự kiện: Tết Giáp Thìn 2024

Với vườn quýt kiểng của gia đình, nhà vườn này chỉ đầu tư hơn 100 triệu đồng, nay thu về gần 400 triệu đồng trong dịp Tết Giáp Thìn 2024.

Những ngày này, vợ chồng ông Hà Thanh Hồng (trú tại xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) tất bật chăm sóc vườn quýt hồng để chuẩn bị “sang tay” cho khách.

Quýt hồng là nông sản đặc trưng của huyện Lai Vung (Đồng Tháp). Tại địa phương này, hầu như nhà nào cũng trồng quýt để vừa làm kiểng vừa bán trái, nhiều gia đình còn làm dịch vụ du lịch.

Những ngày này, vườn quýt hồng đang ở độ đẹp nhất, cây nào cũng trĩu quả, trái bóng mượt, căng tròn. Khách đến ghé thăm các vườn nườm nượp.

Quýt kiểng nhà ông Hồng bán rất chạy, ngay từ đầu tháng Chạp đã có khách đến mua hết sạch.

Quýt kiểng nhà ông Hồng bán rất chạy, ngay từ đầu tháng Chạp đã có khách đến mua hết sạch.

Có thâm niên gần 40 năm trồng quýt, ông Hồng cho biết năm nay sức mua mạnh, 150 chậu quýt trong vườn của ông được người ta đặt mua sạch ngay từ đầu tháng Chạp.

“Hàng càng đắt càng dễ bán, những cây giá 4-5 triệu đồng được mua hết trước tiên. Hiện, khách cũng đã lấy hàng đi nhiều rồi. Vườn còn lại ít cây thôi, tôi mong người ta lấy muộn để còn được ngắm, chứ nhìn vườn trống trải, vui nhưng cũng tiếc", ông Hồng nói.

Trước đây, khi còn trẻ, ông trồng vườn quýt bán quả rộng đến 5.000m2. Nhưng 10 năm trở lại đây, ông chuyển sang trồng quýt chậu bán kiểng do sức khỏe không còn đảm bảo. Ông cho rằng trồng quýt kiểng thì việc nhẹ hơn, thu nhập cao hơn.

Vườn cây quýt này của ông đầu tư hơn 100 triệu đồng.

Vườn cây quýt này của ông đầu tư hơn 100 triệu đồng.

"Trồng quýt chậu chơi cảnh thì việc nhẹ hơn mà lãi gấp 10 lần trồng quýt bán trái. Nhưng trồng quýt chậu yêu cầu kinh nghiệm, sự tỉ mỉ, kỳ công, không kiên trì không làm được", ông Hồng chia sẻ.

Theo ông, khu vườn quýt được ông chia thành 3 phần: phần để giâm quýt phôi, một phần trồng quýt hậu bị, phần còn lại là quýt thương phẩm. Những phôi quýt sẽ được đưa vào trồng chậu sau khi trồng giâm nửa năm ở ngoài. Tiếp nữa, cây sẽ được dưỡng tiếp một năm trên chậu.

“Sau khi cây quýt đủ lớn và khỏe, tôi can thiệp kỹ thuật khi thời tiết thuận lợi sao cho cây đậu quả, có trái đẹp nhất vào đúng dịp Tết”, ông nói.

Tính chỉ Tết năm nay, ông cho biết thu về khoảng 400 triệu đồng.

Tính chỉ Tết năm nay, ông cho biết thu về khoảng 400 triệu đồng.

Cây quýt từ khi ra quả tới lúc quả chín kéo dài gần cả năm. Thời gian này, người trồng phải theo dõi cây, chăm sóc từng ngày. "Chỉ cần cây mắc bệnh nhẹ mà không phát hiện kịp là cây nhanh chóng yếu, dễ mắc thêm bệnh mới và nguy cơ lan ra cả vườn. Quýt khi vào chậu chỉ bón phân, không dùng thuốc nên việc chăm sóc rất khắt khe”, ông cho hay.

Những lúc cây suy, người trồng cần chăm sóc phục hồi, đó cũng là lúc kỹ năng và sự kiên nhẫn của người trồng bị thách thức nhất. Theo ông, nhiều người muốn theo nghề nhưng thường không qua được giai đoạn này.

Theo ông Hồng, quýt kiểng thu lãi cao hơn trồng quýt ăn quả.

Theo ông Hồng, quýt kiểng thu lãi cao hơn trồng quýt ăn quả.

Ông tính toán chi phí sản xuất một chậu quýt khoảng 1 triệu đồng. Hiện, giá bán bình quân khoảng 3 triệu đồng/chậu, vợ chồng ông Hồng lãi lớn năm nay.

Ông Hồng trồng theo hướng nông nghệp sạch, có thể hái ăn trái luôn. Khách đến tận nơi đặt mua hết cả vườn, ông đã thu trước tiền, giờ khách đến lấy dần. Tính đến nay, ông đã thu được gần 400 triệu đồng.

Người phụ nữ này cho biết đến 20/12 Âm lịch đã hết sạch hàng, khách vẫn hỏi mua nhưng chị không còn để bán nữa.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHÚC MINH ([Tên nguồn])
Tết Giáp Thìn 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN