Người đàn ông Tiền Giang thu lãi gần nửa tỷ/năm nhờ nuôi loài chim quý tộc

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Con vật này dễ nuôi, dễ chăm, sinh sản đều và bán được giá đã giúp anh Phúc có được khoản lợi nhuận lớn mà không tốn nhiều công sức.

Anh Trương Văn Phúc (38 tuổi, ngụ ở xã Tân Tây, Gò Công Đông, Tiền Giang) hiện là chủ của một trang trại nuôi chim công lớn bậc nhất miền Tây, trị giá nhiều tỷ đồng. Từ số tiền lãi bán chim công, anh Phúc vừa xây dựng một trang trại sinh vật cảnh rộng 3.000m2 chuyên phục vụ du lịch.

Anh Phúc cho biết năm 2000, khi đang là sinh viên ngành nông lâm, anh đã có đam mê nuôi gia cầm. Khi làm thêm góp được khoản tiền nhỏ, anh mua một số gà Đông Tảo về nuôi.

Anh Phúc hiện đang nuôi chim công làm kinh tế ở địa phương.

Anh Phúc hiện đang nuôi chim công làm kinh tế ở địa phương.

Anh cho biết chim công dễ nuôi, ít bệnh lại ăn ít, thức ăn và cách chăm sóc giống như gà.

Anh cho biết chim công dễ nuôi, ít bệnh lại ăn ít, thức ăn và cách chăm sóc giống như gà.

Công việc thuận lợi, sau khi ra trường anh Phúc mở rộng chuồng trại, nuôi thêm các loại gia cầm quý như chim trĩ, gà sao. Năm 2009, anh Phúc mua 3 cặp chim công giống từ Ấn Độ về nuôi thử.

“Khi đó chưa ai nuôi chim công, giá công giống cũng rất đắt. Tôi nuôi thử vì kì vọng sẽ có lợi nhuận lớn. Đúng như dự đoán, chim công rất hút hàng, thị trường ưa chuộng lại không bị cạnh tranh nên giá rất ổn định. Nhận thấy hiệu quả, tôi bán hết các gia cầm khác để lấy chuồng trại mở rộng đàn công”, anh Phúc chia sẻ.

Những con chim công có màu lông quý hiếm giá trị rất cao.

Những con chim công có màu lông quý hiếm giá trị rất cao.

Chim công đẻ vào mùa xuân, mỗi năm một con công mái đẻ được khoảng 25 công con. Chim 2 năm tuổi bắt đầu thành thục và sinh sản, trứng chim được anh Phúc mang cho gà ấp để giữ sức khỏe cho chim mẹ.

Anh Phúc cho biết chim công dễ nuôi, ít bệnh, ăn ít, thức ăn và cách chăm sóc giống như nuôi gà. Chỉ trong thời gian ngắn, anh Phúc đã nhân đàn lên trên 100 cá thể và duy trì ổn định đến hiện tại.

Hiện, trang trại của anh Phúc có những giống chim công sở hữu màu lông quý hiếm như tím, hoa, xám, giá trị mỗi cặp đều trên 50 triệu đồng. Những giống chim công có màu lông phổ thông như xanh, trắng, ngũ sắc cũng có giá trên 15 triệu đồng mỗi cặp.

Mỗi năm, anh thu lãi từ 300 - 500 triệu đồng từ nuôi loài chim quý tộc này.

Mỗi năm, anh thu lãi từ 300 - 500 triệu đồng từ nuôi loài chim quý tộc này.

Chim công có kích thước và trọng lượng khá lớn. Chim công trống trưởng thành nặng trên 5kg, cao khoảng 70cm, lông đuôi dài trên 1,5m. Chim mái có đuôi ngắn, nặng khoảng 4kg.

Chim công đặc trưng bởi bộ lông đuôi sặc sỡ của những con chim trống. Buổi sáng chim trống thường gáy và xòe đuôi biểu diễn những điệu múa đẹp mắt để quyến rũ bạn tình.

“Công việc nuôi công khá nhẹ nhàng, an toàn và ổn định. Khách mua chủ yếu là những người ở biệt thự hay những khu du lịch. Trừ hết chi phí, mỗi năm tôi thu lãi từ đàn công trên 300 triệu đồng, có năm hiệu quả cao có thể đến 500 triệu đồng”, anh Phúc nói.

Ông Đặng Thành Tài - Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Gò Công Đông cho biết, mô hình chăn nuôi công hiệu quả của anh Phúc nhiều năm nay đã trở thành địa chỉ tham quan, học tập của nông dân trong vùng.

Nuôi con vật tuần cho ăn 1 lần, chàng trai miền Tây thu lãi hơn nửa tỷ/năm

Với mô hình nuôi con vật “nhàn hạ” này, anh Khanh gần như chẳng tốn thời gian chăm sóc, mỗi tuần chỉ cho ăn một lần, một tháng thay nước một lần nhưng vẫn đều đặn thu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phúc Minh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN