Người dân ngại đi chợ, tiểu thương, cửa hàng tiếp tục đóng cửa ăn Tết

Sức mua tại chợ, siêu thị vẫn còn chậm do hầu hết các hộ gia đình còn dọn tủ lạnh, chưa có nhu cầu mua sắm nhiều.

Hôm nay 31-1 (mùng 7 Tết), theo kế hoạch, các chợ, siêu thị, cửa hàng ở TP HCM đã hoạt động bình thường trở lại sau kỳ nghỉ Tết dài. Tuy nhiên, một bộ phận tiểu thương ở chợ đầu mối lẫn chợ lẻ vẫn còn bỏ trống quầy sạp, nghỉ Tết. Phần lớn các ngành hàng tạp hóa, thời trang, cửa hàng ăn uống... cũng chưa khai trương bán hàng đầu năm; ngành hàng thực phẩm tươi sống do là hàng tiêu dùng thiết yếu nên tỉ lệ tiểu thương hoạt động nhiều hơn nhưng cũng có đến 30% - 40% quầy sạp còn bỏ trống.

Tại các chợ khu vực nội thành TP HCM như Phú Nhuận, Tân Bình, quận 5, quận 6, quận 1, quận 3…, phóng viên ghi nhận cũng chỉ có khoảng 70%-80% tiểu thương bán hàng. "Thông thường, qua hết mùng 10 chợ mới bình thường 100%. Ví dụ ngành hàng thịt heo, hôm kia (mùng 5 tết) cả chợ chỉ có 2 sạp dọn bán khai trương, nay đã được 5-6 sạp. Đến cuối tuần này sẽ đông đủ hơn" – chị Bé Năm, bán thịt heo chợ Bình Hưng (Bình Chánh, TP HCM), nói.

Do đầu năm, hầu hết khách hàng còn ngán thịt cá, gà… nên tiêu thụ những mặt hàng này còn chậm trong khi rau xanh dễ bán hơn. 

Tiêu thụ thịt heo trong những ngày đầu năm còn chậm

Tiêu thụ thịt heo trong những ngày đầu năm còn chậm

Giá những mặt hàng rau củ phổ biến đã giảm nhẹ so với những ngày cận Tết. Cụ thể, tại chợ An Đông (quận 5), đậu que giá 40.000 đồng – 50.000 đồng/kg, dưa leo 30.000 đồng/kg, cải ngọt 30.000 đồng/kg. 

Tại chợ Nhị Thiên Đường (quận 8), cà chua ta giá 40.000 đồng/kg, cà chua Đà Lạt 20.000 đồng/kg, đậu bắp 30.000 đồng/kg, mướp hương 25.000 đồng/kg…

Riêng thịt heo giá vẫn còn ở mức cao, tùy chợ mà giá thịt heo các loại như ba rọi 180.000-200.000 đồng/kg, thịt đùi 150.000 đồng/kg, xương 180.000 đồng/kg; sườn non 200.000-220.000-250.000 đồng/kg. Cá lóc, cá điêu hồng 60.000 đồng/kg; tôm 220.000 đồng/kg.

Tại các siêu thị, quầy rau củ đã được lấp đầy, một số mặt hàng còn được khuyến mãi sớm ngay trong đầu năm. Riêng các mặt hàng thực phẩm công nghệ, hàng đông lạnh, bánh kẹo… còn thưa thớt do nhà cung cấp chưa kịp nhập hàng mới. 

Sức mua tại chợ, siêu thị khá chậm do hầu hết các hộ gia đình còn "dọn tủ lạnh", chưa có nhu cầu mua sắm nhiều. 

Thống kê của các chợ đầu mối cho thấy so với đêm mùng 1 rạng sáng mùng 2 Tết (tức đêm 25 ngày 26-1), lượng hàng nhập chợ hàng đêm đã tăng dần. "Đây là diễn biến bình thường của thị trường sau Tết. Các loại rau củ, thịt heo không biến động; một số loại có tăng giảm 2.000 – 3.000 đồng/kg tuỳ theo lượng hàng về chợ và sức mua" -   ông Lê Văn Tiển, Phó Giám đốc Chợ đầu mối Hóc Môn, thông tin. 

Cũng theo ông Tiển, so với mọi năm, năm nay tỉ lệ thương nhân mở cửa kinh doanh trước ngày rằm tháng Chạp đông hơn hẵn. "Xu hướng chung người dân ăn Tết nhẹ nhàng, xem đó như 1 kỳ nghỉ lễ dài ngày nên trở lại với công việc hàng ngày sớm hơn" – ông Tiển nói. 

Thống kê nhanh của các đơn vị kinh doanh cho thấy sức mua chung thị trường Tết năm nay tăng bình quân 10%-15% so với cùng kỳ.

Đặc biệt, do nguồn cung rất dồi dào, giá hầu hết các mặt hàng rau củ, thịt cá tương đối ổn định. Ngay cả mặt hàng "nóng" là thịt heo cũng không xảy ra biến động hay tình trạng khan hàng, sốt giá trong những ngày cận Tết. Mặc dù vậy, giá heo hơi tại thị trường TP HCM vẫn đang neo ở mức 83.000 đồng/kg, giá bán lẻ thịt heo tại các chợ, siêu thị đang dao động ở mức trên dưới 200.000 đồng/kg, tuỳ loại.

Nguồn: [Link nguồn]

Sầu riêng, thanh long... miền Tây rớt giá thảm hại vì dịch virus corona

Nhiều chủ vườn trái cây ở Cái Bè, Cai Lậy (Tiền Giang); Chợ Lách (Bến Tre) cho biết chưa khi nào giá trái cây sau Tết rớt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương An ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN