Người dân đầu tư tỷ đô xây nhà cao tầng để... chăn nuôi lợn
Sau khi chứng kiến sản lượng thịt lợn bị suy giảm do dịch tả lợn châu Phi bùng phát, Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào một loại hình chăn nuôi được gọi là 'khách sạn lợn' – một tòa nhà chăn nuôi lợn cao tầng gây tranh cãi.
Khi nói đến việc nâng chăn nuôi lợn lên tầm cao mới, trong ba năm gần đây, nông dân trên khắp Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ đô la vào các cơ sở chăn nuôi lợn cao tầng khổng lồ, thường được gọi là khách sạn lợn. Xu hướng bắt đầu với các tòa nhà hai - ba tầng, nhưng sau đó nhanh chóng leo thang thành các công trình đồ sộ hơn 10 tầng, với hàng chục nghìn con lợn được nuôi trên mỗi tòa nhà.
Vào cuối tháng này, Zhongxin Kaiwei Modern Farming, một công ty tư nhân ở Hồ Bắc, chuẩn bị hoàn thành một khách sạn lợn 26 tầng được giới thiệu là công trình kiến trúc lớn nhất thế giới.
Tọa lạc tại thành phố Ezhou, công trình kiến trúc đồ sộ của Zhongxin Kaiwei đang được tôn vinh là "địa điểm chăn nuôi lợn cao nhất thế giới". Nó bao gồm hai tòa nhà rộng 400.000 mét vuông, cả hai đều sẽ được trang bị máy cho ăn tự động, hệ thống lọc và khử trùng không khí thông minh, cũng như hệ thống xử lý chất thải dựa trên khí sinh học sẽ chuyển đổi phân lợn thành năng lượng sạch để phát điện và sưởi ấm.
Khi hoàn thành xây dựng, khách sạn lợn lớn nhất Trung Quốc dự kiến sẽ sản xuất khoảng 54.000 tấn thịt lợn từ đàn 600.000 con mỗi năm.
Các trang trại chăn nuôi lợn nhiều tầng như vậy cũng đã được xây dựng ở châu Âu nhưng chỉ còn lại một số ít hoạt động do các vấn đề quản lý và sự phản đối của công chúng đối với việc chăn nuôi lợn ồ ạt. Tuy nhiên, không có tòa nhà chăn nuôi lợn nào tại châu Âu từng vượt quá ba tầng. Trong khi đó, các khách sạn lợn của Trung Quốc đang đưa mô hình này lên một tầm cao mới.
Cho đến năm 2019, các trang trại chăn nuôi lợn nhiều tầng là bất hợp pháp ở Trung Quốc, nhưng khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát, đẩy giá thịt lợn lên cao, Chính phủ Trung Quốc đã dỡ bỏ lệnh cấm trong nỗ lực tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu. Các khách sạn lợn nhỏ đã mọc lên trên khắp đất nước và chúng ngày càng lớn hơn và cao hơn kể từ thời điểm đó.
“So với các trang trại chăn nuôi lợn truyền thống, các tòa nhà này tiết kiệm đất và thân thiện với môi trường hơn, chúng tiết kiệm năng lượng và tài nguyên”, một nhà đầu tư khách sạn lợn tuyên bố, nhưng mô hình này vẫn còn gây tranh cãi.
Ngoài lo ngại về chất lượng cuộc sống của những con vật được nuôi trong các khách sạn, các chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại về vấn đề an toàn sinh học của các trại lợn như vậy. Zheng Zhicheng, giám đốc phụ trách vấn đề công của tập đoàn nông nghiệp New Hope Group, nói rằng dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại các khách sạn lợn có thể mang lại thiệt hại lớn, vì chúng sẽ khó kiểm soát hơn.
Trang trại quy mô này là nơi sinh sống của 20.000 con đều chứa nọc độc.
Nguồn: [Link nguồn]