Nghề "săn lộc trời" kiếm hàng chục triệu mỗi ngày ở Hải Phòng

Sự kiện: Kinh Doanh

Mỗi dịp “tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm” tính theo âm lịch, người dân huyện Vĩnh Bảo (TP. Hải Phòng) lại tất bật “săn” rươi kiếm hàng chục triệu mỗi ngày.

Rươi hay còn được người dân Hải Phòng ưu ái gọi với cái tên “lộc trời” là đặc sản chỉ có tại những vùng nước lợ gần cửa sông, nơi có nước thủy triều lên xuống. Tại Hải Phòng, các xã thuộc huyện An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo có vùng nước lợ ven các sông Văn Úc, Thái Bình, sông Luộc, sông Hỏa đều được hưởng “lộc trời”.

Rươi, một sản vật độc đáo của các làng quê ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

Rươi, một sản vật độc đáo của các làng quê ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

May mắn được sự đồng ý của các gia đình "thợ săn" huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, phóng viên Tiền Phong có dịp mục sở thị nghề "săn lộc trời" ít người biết đến.

Để chuẩn bị cho ngày "săn" rươi, chúng tôi hẹn hò nhau gần 1 tháng trước đó. Vì cho đến nay (kể cả thợ săn kỳ cựu nhất) chưa ai biết trước được rươi sẽ nổi vào giờ nào hay cụ thể ngày nào.

Rươi đi theo dòng nước và sẽ nằm gọn trong lưới mỗi khi người dân xả nước "săn" rươi.

Rươi đi theo dòng nước và sẽ nằm gọn trong lưới mỗi khi người dân xả nước "săn" rươi.

Theo gia đình bà Bùi Thị Kim (xã Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo) với thâm niên hơn 10 năm trong nghề “săn” rươi chia sẻ, chính vụ rươi kéo dài từ tháng 8 đến tháng 10 (âm lịch). Tuy nhiên, mỗi đợt rươi nổi chỉ khoảng từ 7 – 10 ngày và khung giờ rươi nổi thì rất khó để đoán chính xác (thường nổi vào những ngày trở trời).

Năm nay, nguồn rươi đa số đều được thu mua từ huyện Vĩnh Bảo. Theo kinh nghiệm của các tiểu thương, rươi tại các vùng nước lợ thuộc huyện này thường mập, màu sắc hồng sẫm và khi chế biến ngon hơn các vùng khác nên người mua rất ưa chuộng.

Rươi được rửa sạch nhiều nước trước khi đóng gói hoặc cho vào hộp.

Rươi được rửa sạch nhiều nước trước khi đóng gói hoặc cho vào hộp.

"Dịp giáp tết nên giá thành rươi sẽ cao hơn bình thường. Ngày xưa thu đến đâu bán đến đấy, nhưng bây giờ rươi có thể đóng gói cấp đông để được nhiều ngày. Dịp này sát tết nên nguồn rươi dự trữ sẽ lớn hơn nên nguồn cung ra thị trường sẽ bị giảm lại" - Bà Nguyễn Thị Ánh, chủ khu ruộng gần 2ha nuôi rươi cho biết.

Chưa ai có thể tính được ngày rươi nổi. Chỉ khi nào động trời, rươi mới lũ lượt kéo từng đàn nổi lên mặt nước.

Chưa ai có thể tính được ngày rươi nổi. Chỉ khi nào động trời, rươi mới lũ lượt kéo từng đàn nổi lên mặt nước.

Nói về rươi, không chỉ chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà còn có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau như chả rươi, mắm rươi, rươi rang muối, rươi nấu riêu,…Khi tiết trời chớm đông, chút rươi, chút thịt, chút trứng rồi hành, thì là, gừng cùng vỏ quýt hòa quyện thành món chả rươi, một món ăn không thể thiếu của người dân Hải Phòng. Cũng theo lời truyền miệng từ các cụ xưa để lại, mỗi mùa rươi lên thì nhất định phải ăn món này để tránh bị “ê ẩm” người.

Giá thành mỗi kg rươi từ 250 nghìn - 400 nghìn tùy theo phân loại.

Giá thành mỗi kg rươi từ 250 nghìn - 400 nghìn tùy theo phân loại.

Tuy mùa vụ ngắn ngủi nhưng nguồn thu từ việc “săn” rươi mang lại cho gia đình "thợ săn" cả chục triệu mỗi ngày. Đặc biệt, năm nay rươi được mùa nên trung bình mỗi ngày, mỗi gia đình thu hoạch khoảng 1,5 tạ rươi còn hôm nào được nước rươi có thể vớt được từ 2 – 3 tạ rươi từ hơn 8 mẫu (3 ha) ruộng rươi.

Giá bán rươi thường dao động theo từng con nước, năm nay giá rươi “mềm” hơn những năm trước. Đối với loại rươi nhỏ giá từ 250.000 – 300.000 đồng còn rươi loại mập, hàng được chọn lọc có giá từ 300.000 đến 400.000 đồng. Theo đó, mỗi ngày, mỗi hộ gia đình thu về hơn chục triệu đồng.

Mỗi ngày, các hộ gia đình thu hoạch từ 1,5 đến 3 tạ rươi.

Mỗi ngày, các hộ gia đình thu hoạch từ 1,5 đến 3 tạ rươi.

Chia sẻ thêm về nghề “săn” rươi, bà Kim cho biết do nguồn thu nhập từ nghề này cao nên những năm gần đây nhiều hộ gia đình ở huyện Vĩnh Bảo chuyển từ nuôi tôm, nuôi cá sang nuôi rươi. Để có một mùa rươi bội thu, người dân ở đây thường dành áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để tạo môi trường sống như bơm thêm bùn, cát xuống đầm mỗi năm để rươi sinh trưởng tốt hơn. Bên cạnh đó, để giảm thời gian thu hoạch rươi người dân thường cày, bừa để đầm bằng phẳng, hơi dốc về phía cửa cống và đặt một chiếc lưới to tại đây.

Rươi được coi là "lộc trời" của người dân Vĩnh Bảo mỗi dịp giáp tết.

Rươi được coi là "lộc trời" của người dân Vĩnh Bảo mỗi dịp giáp tết.

Về quy trình thu hoạch rươi bà Kim chia sẻ, khi rươi nổi nhiều gia đình bà sẽ tháo cống để nước từ ruộng rút từ từ kéo theo rươi chui vào lưới được đặt sẵn tại cửa cống trước đó. Sau khi kéo lưới lên, rươi được trút sang những chậu nhựa to để rửa bằng nước sạch. Rươi sau khi được rửa qua 3 – 4 lần nước và để ráo sẽ được đóng vào hộp nhựa. Thông thường, hộp rươi đóng sẵn được chia thành hai loại 0,5 kg và 1kg trước khi chuyển cho các mối buôn.

Rươi được đóng hộp từ 0,5 đến 1kg trước khi giao cho các thương lái.

Rươi được đóng hộp từ 0,5 đến 1kg trước khi giao cho các thương lái.

Mỗi vụ rươi nổi, hình ảnh các gia đình huy động tất cả thành viên cùng nhau “săn” rươi đã không còn xa lạ tại các hộ nuôi rươi ở Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Với nguồn thu nhập cao, những vất vả, nhọc nhằn chăm rươi quanh năm của người nông dân được đền đáp một cách xứng đáng.

Tháng 11, nhiều người nô nức đi săn “lộc trời” để kiếm lời

Mặt hàng này có vẻ ngoài khá kinh dị nhưng lại được những người sành ăn yêu thích.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Dương - Phương Linh ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN