Nắm bí quyết nuôi cá "lớn nhanh như thổi", ông nông dân nhẹ nhàng kiếm 5 tỷ đồng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo khó có 7 anh chị em. Lão nông Nguyễn Hữu Ánh từ nhỏ đã nuôi ước mơ làm giàu trên chính đồng đất quê hương mình. Bẵng đi một thời gian, không ngờ ông Ánh thu 5 tỷ đồng/năm.

Ông nông dân nuôi cá theo cách mới lạ thu tiền tỷ

Là một trong 63 nông dân cả nước vừa được vinh danh nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024, ông Nguyễn Hữu Ánh ở Cà Mau nhận được nhiều lời khen từ bà con nông dân và lãnh đạo địa phương.

Được biết đây là lần thứ 2, ông Ánh đạt danh hiệu nông dân Việt Nam xuất sắc, lần đầu tiên ông nhận danh hiệu này vào năm 2017 trong Chương trình Tự hào nông dân Việt Nam.

Lão nông Nguyễn Hữu Ánh 2 lần được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc. Ảnh: Giáo dục và Thời Đại.

Lão nông Nguyễn Hữu Ánh 2 lần được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc. Ảnh: Giáo dục và Thời Đại.

Ông nông dân này đã có 24 năm gắn bó với mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng. Có thể nói, ông Ánh được xem là một trong những người tiên phong và thành công thực hiện mô hình này tại địa phương.

Tiết lộ về cơ duyên với nghề nuôi cá ông Ánh kể, năm 1999, ông chuyển từ trồng lúa sang nuôi cá bống tượng. Sau đó có một người cháu tên Sơn làm nghề lái cá từ Cà Mau đi Tp.HCM khuyên ông nên nuôi thêm cá chình, bởi người này biết đây là loài cá xuất khẩu, có giá trị kinh tế cao.

Trước khi khởi nghiệp với loại cá này, ban đầu ông Ánh không dám thử, bởi thời điểm đó cá chình chưa được thả nuôi phổ biến tại địa phương, lo sợ không có đầu ra, với lại tiền con giống cá chình khá cao.

Theo lời ông nông dân này, người cháu là thương lái sau khi đến Tp.HCM và một số vùng khác buôn bán cá bống tượng, sau khi về, người này đốc thúc ông nuôi thử nghiệm cá chình.

"Ban đầu tôi cũng không đồng ý vì nào giờ đâu biết cá chình là cá gì. Rồi thêm suy nghĩ, nếu như nuôi chúng khi tới thu hoạch không có đầu ra thì phải làm sao", ông Ánh nói và khẳng định rằng, những ngày tháng sau đó, người cháu ông liên tục thúc ông đầu tư nuôi loài cá này đã làm ông siêu lòng, nhưng không ngờ quyết định lần đó đã khiến cho ông đổi đời.

Sau nhiều đêm suy nghĩ, ông Ánh quyết định bán 100 dạ lúa được 3,5 triệu đồng đi mua 20 kg cá chình giống về thả nuôi trong ao có diện tích 400 m2. 

Ổng bảo, ở Cà Mau, thời đó chỉ có ông mới dám bán 100 dạ lúa để mua cá chình giống về nuôi – loài mà trước nay, người dân xứ này chưa ai biết đến.

"Trời không phụ lòng người" may mắn đã đến với người nông dân này, khi mà số cá chình giống thả nuôi đạt số lượng, và phát triển rất tốt. "Phải nói rằng tôi rất may mắn với nghề này, vì khi ấy tôi không có tí kinh nghiệm nào đối với việc thả nuôi chúng", ông Ánh chia sẻ với báo Dân Việt .

Nông dân Nguyễn Hữu Ánh bắt đầu mở rộng mô hình nuôi song song 2 loại: Cá chình và cá bống tượng.

Nông dân Nguyễn Hữu Ánh bắt đầu mở rộng mô hình nuôi song song 2 loại: Cá chình và cá bống tượng.

Kể từ khi bắt tay chăn nuôi cá đến hơn 1 năm sau ngày thả cá giống, người cháu là thương lái của ông quay lại thăm ao cá nuôi, và nói với ông Ánh rằng, số cá lớn nhanh, đạt đầu con, người này khẳng định với ông là ao cá này ông thắng chắc.

Làm thêm mấy vụ cá thấy thu nhập khả thi, những năm sau đó, ông Ánh không ngừng đầu tư, mở rộng diện tích nuôi. Từ 1 ao ban đầu, đến năm 2007 gia đình ông có gần 20 ao nuôi, và đến năm 2013, ông có tổng là 40 ao nuôi, đem về nguồn thu nhập hơn 5 tỷ đồng cho gia đình/năm, sau khi đã trừ đi tất cả chi phí.

Đến nay sau nhiều năm thả nuôi thành công, từ một vài ao nuôi, đến nay ông Ánh mở rộng diện tích nuôi cá chình, cá bống tượng lên 42 ao. Mỗi ao nuôi có diện tích gần 1.000m2, thả cá giống với mật độ khoảng 1.000 con/ao nuôi. Ông Ánh nuôi theo hình thức xen canh, thả giống tiếp vụ nên lúc nào cũng có cá lớn để bán.

Tiết lộ bí quyết làm giàu

Sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo khó có 7 anh chị em. Ông Nguyễn Hữu Ánh từ nhỏ đã nuôi ước mơ làm giàu trên chính đồng đất quê hương mình. Đối với ông Ánh ý chí và nghị lực của cha mẹ đã cho ông bài học ngay từ nhỏ rằng, đất sẽ không phụ lòng người, nếu chúng ta không tiết công sức để khai phá chúng.

Mô hình nuôi cá chình đầu tiên của ông Ánh đã mở ra hướng đi mới cho người dân ở Tân Thành nói riêng, và Cà Mau nói chung. Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết đất sản xuất nông nghiệp của người dân ở Tân Thành đã chuyển sang nuôi cá chình, hay cá bống tượng cho thu nhập cao qua các năm.

"Thấy tôi nuôi thành công, bà con cô bác lại hỏi kinh nghiệm nuôi loài cá này rất đông. Và mỗi lần tiếp bà con, tôi đã nói hết những gì tôi biết về nghề nuôi cá chình. Vì tôi nghĩ, mình có cái ăn từ nghề này, thì cũng phải chỉ dẫn để cho mọi người biết mà làm theo, có vậy mới góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp được", ông Ánh chia sẻ.

Nắm bí quyết nuôi cá "lớn nhanh như thổi", ông nông dân nhẹ nhàng kiếm 5 tỷ đồng - 3

Kể từ khi làm giàu với loại cá này lão nông Nguyễn Hữu Ánh chia sẻ, giai đoạn khó khăn nhất của ông trong quá trình nuôi 2 loài cá kể trên là thời điểm bùng phát dịch bệnh Covid-19, giá cá sụt giảm, buộc ông phải thu hẹp diện tích, thả nuôi cầm chừng.

"Thời điểm đó rất khó khăn, cá nuôi không xuất được, nhiều hộ nuôi ở đây phải treo ao, chuyển sang các đối tượng thả nuôi khác. Mình gắn bó với loài cá này nên vẫn cố bám trụ vượt qua giai đoạn khó khăn" ông Ánh nhớ lại.

Hiện tại, giá cá chình, cá bống tượng đã ổn định trở lại. Lần xuất bán gần đây nhất, ông Ánh bán cá chình với giá từ 480 - 500 nghìn đồng/1 kg, cá bống tượng từ 580 - 600 nghìn đồng/1 kg, tùy kích cỡ.

Ấn tượng doanh thu mỗi năm từ mô hình nuôi cá chình, cá bống của gia đình ông Ánh dao động từ 4 đến 5 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận chiếm từ 60% đến 70%.

Đặc biệt thời gian gần đây mô hình nuôi cá chình, cá bóng tượng của gia đình hội viên nông dân Nguyễn Hữu Ánh hiện được xem điểm đến thực tập và nghiên cứu của nông dân các địa phương và các em sinh viên.

Nắm bí quyết nuôi cá "lớn nhanh như thổi", ông nông dân nhẹ nhàng kiếm 5 tỷ đồng - 4

Theo ông Ánh, cá bống tượng, cá chình rất dễ nuôi, ít dịch bệnh nên ít tốn tiền thuốc, thức ăn cho cá chủ yếu là các loại cá tạp, riêng ông sử dụng cá phi cắt nhỏ ra làm thức ăn cho cá.

"Cá nuôi tầm 1,5 năm thì có thể xuất bán. Để cá tăng nhanh về trọng lượng, hạn chế tỷ lệ hao hụt, người nuôi cá cần chú trọng xử lý thật kỹ nguồn nước từ khi đào ao nuôi đến khi thả con giống, chọn mua con giống đảm bảo sạch bệnh và khỏe mạnh.

Trong quá trình nuôi phải thường xuyên kiểm tra mực nước, vệ sinh đáy ao và cho cá ăn đúng ngày. Người nuôi phải chịu khó sang ao khoảng 3 - 4 lần/vụ để cá phát triển tốt", ông Ánh chia sẻ kinh nghiệm.

Không chỉ làm giàu cho bản thân và gia đình điểm đáng quý ở lão nông Nguyễn Hữu Ánh là ông luôn tích cực giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn bằng cách hỗ trợ họ thực hiện mô hình, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, giúp họ vươn lên phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo bền vững.

Với những gì đóng góp cho quê hương của ông Ánh, ông Hồ Quốc Trạng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành nhận xét: “Mô hình nuôi cá chình, cá bóng tượng của gia đình hội viên nông dân Nguyễn Hữu Ánh hiện được xem điểm đến thực tập và nghiên cứu của nông dân các địa phương và các em sinh viên.

Điểm đáng quý ở lão nông Nguyễn Hữu Ánh là ông luôn tích cực giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn bằng cách hỗ trợ họ thực hiện mô hình, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, giúp họ vươn lên phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo bền vững. Ông Ánh cũng tích cực đóng góp vào công tác an sinh xã hội tại địa phương”.

Hiện tại, ông Nguyễn Hữu Ánh là thành viên trong "Câu lạc bộ nông dân tỷ phú" xã Tân Thành, Tp.Cà Mau.

Ông Nguyễn Hữu Ánh đã vinh dự được Trung ương tặng danh hiệu "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp TƯ 3 lần (vào các năm 2017, 2022 và năm 2024). Ngoài ra, ông Ánh còn nhận được nhiều Bằng khen, giấy khen của chính quyền các cấp của tỉnh Cà Mau.

Nguồn: [Link nguồn]

Thứ quả rừng này giống quả sung nhưng kích thước lớn hơn, bên trong có đầy mật.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trúc Chi (t/h) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN