Mua đồ chơi cho trẻ em giá hàng trăm nghìn, cô gái tá hỏa nhận về gói mì tôm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Đặt mua đồ chơi trẻ em có giá khoảng 200.000 đồng, cô gái tá hỏa khi nhận hàng lại là một gói mì tôm trị giá khoảng vài nghìn đồng.

Mới đây, Nguyễn Thị Minh Thu, trú tại Hà Nội bày tỏ bức xúc về việc đặt mua hàng qua mạng. Cô gái trẻ cho rằng bất ngờ khi nhận được gói mì tôm giá chỉ vài nghìn đồng như vậy. Cô kể lại hôm trước chị gái của cô đặt một món đồ chơi là một con ngựa bập bênh có nhạc vui nhộn về cho cháu với giá 198.000 đồng. Đến ngày 29/5, hàng được giao về nhưng chị gái của cô lại nhờ cô nhận hộ.

“Vì đây là hàng chị mình đặt và nhờ mình nhận hộ, chị đã nói với mình trước về món hàng này rồi. Khi nhận, mình thấy nó lạ quá, vì sao mà món đồ chơi là ngựa bập bênh là bé hơn bàn tay người lớn một chút.

Mình định không nhận rồi, mình gọi cho chị của mình để hỏi và không nhận nhưng chị mình lại bận gì đó mà không nghe máy. Shipper thì bảo mình là cứ cầm về bóc ra, nếu không đúng có thể hoàn lại cho sàn thương mại điện tử. Thấy nói vậy, mình mới nhận”, Minh Thu kể lại.

Khi bóc ra, cô nhận được là một gói mì tôm giá chỉ khoảng 3.000 đồng. Cô bảo chị nhắn tin ngay cho shop nhưng shop đó không hồi âm. Cô đã bấm hoàn hàng, trả tiền đúng theo thủ tục của sàn thương mại điện tử đó. Nhưng đến nay đã 4 ngày, cô vẫn chưa được chấp nhận hoàn và cô không biết đến làm sao để giải quyết.

Cô chia sẻ câu chuyện với mong muốn cho mọi người biết đến nhiều hơn và tránh shop này ra để không bị lừa đảo như vậy.

Cô gái nhận được một gói mì tôm khi đặt mua đồ chơi ngựa bập bênh của trẻ. Ảnh chụp màn hình.

Cô gái nhận được một gói mì tôm khi đặt mua đồ chơi ngựa bập bênh của trẻ. Ảnh chụp màn hình.

Ngay sau khi được chia sẻ, câu chuyện đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều người cho rằng người mua hàng đã quá chủ quan khi không để ý về lượt theo dõi cũng như đánh giá về shop và lượt mua của khách hàng. “Thôi coi như rút kinh nghiệm. Trước khi mua sản phẩm bạn nên vào trang của shop để xem các đánh giá và lượt theo dõi”, tài khoản Linh Trần viết.

Bạn Châu Thiện Vân bức xúc chia sẻ: “Lần sau nhận gì thì nhớ quay clip lại nha bạn, có bằng chứng tố lừa đảo. Buôn bán không có tâm thì chẳng bao giờ khá nổi”.

Có người lại khuyên người mua hàng nên tìm số điện thoại và gọi ngay cho shop để tìm hướng giải quyết, yêu cầu chủ cửa hàng phải gửi hàng khác hoặc chấp nhận yêu cầu trả hàng, hoàn tiền.

Không ít người lại cho rằng người mua không cần liên hệ gì, để sàn thương mại điện tử tự giải quyết với shop, đòi quyền lợi cho khách hàng. Người mua chỉ có video bóc hàng làm bằng chứng rồi bấm trả hàng, hoàn tiền và đợi là được.

Trước tình trạng một số sàn TMĐT không cho người tiêu dùng đồng kiểm khi nhận hàng, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (VCCA - Bộ Công thương) cho hay “theo điều 9 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng có nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa trước khi nhận”.

Việc áp dụng quy chế không cho phép đồng kiểm khiến phát sinh nhiều khiếu nại, phản ánh của người tiêu dùng liên quan đến chất lượng sản phẩm.

Nếu người tiêu dùng phát sinh tranh chấp sau khi nhận hàng mà không được đồng kiểm, theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, việc thực hiện đổi trả sản phẩm lỗi cho người tiêu dùng là một trong những trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của luật.

Theo, luật sư Vũ Quang Đức, cơ quan chức năng cần sớm có quy định về việc kiểm hàng khi mua hàng qua mạng nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cũng như các bên liên quan.

Nguồn: [Link nguồn]

Mua hàng online mùa dịch, khách hàng mất tiền triệu như “chơi”

Khi dịch Covid-19 bùng phát ở nước ta, nhiều người có xu hướng chuyển qua mua hàng online để phòng, tránh dịch. Tuy nhiên,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN