“Mỏ vàng” trong suốt giữa biển cả, đêm đêm người dân đi săn để đổi đời

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Những người thợ săn lội xuống nước sau khi trời tối, đèn pha của họ sáng rực khi họ liên tục quăng lưới vào những con sóng xô bờ để tìm cho mình thứ “vàng trắng” mang đến niềm hi vọng đổi đời.

Cả đêm, họ rũ bỏ những thứ bẩn thỉu khỏi lưới, phân loại phần thưởng của mình: những con lươn trong suốt, ngọ nguậy, mỗi con không dày hơn sợi bún. Chúng đáng giá bằng một lượng vàng không nhỏ. Những người đánh cá thả chúng vào những chum nước, một vài người buộc chúng vào cổ tay bằng một sợi dây.

“Đôi khi nó là vàng, đôi khi nó là đất,” Dai Chia-sheng, người đã dành cả thập kỷ để đánh bắt lươn thủy tinh, cho biết. Được các dòng hải lưu đưa vào hàng năm, những con lươn đã hấp hẫn những gia đình như ông Dai đến bờ biển Đài Loan (Trung Quốc) qua nhiều thế hệ. Nhưng sức hấp dẫn đó đang phai nhạt dần.

“Mỏ vàng” trong suốt giữa biển cả, đêm đêm người dân đi săn để đổi đời - 1

Trong những thập niện 80, 90, ngành công nghiệp đánh bắt lươn của đảo Đài Loan phát triển mạnh mẽ. Có những năm, tổng kim ngạch xuất khẩu từ Đài Loan sang Nhật Bản đã đạt 600 triệu USD. Tuy nhiên, quần thể lươn đang suy giảm mạnh trên toàn thế giới do đánh bắt quá mức cũng như biến đổi khí hậu gần đây.

Năm 2022, Đài Loan chỉ xuất khẩu tổng cộng 58 triệu USD lươn. Trung Quốc đại lục, nước có đội tàu nước sâu khổng lồ bị cáo buộc gây nguy hiểm cho nguồn cá đánh bắt trên toàn thế giới, từ lâu đã vượt qua Đài Loan để trở thành nguồn nhập khẩu lươn chính của Nhật Bản.

Những ngư dân như ông Dai bán lươn cho những người lái buôn dọc theo sông Lanyang ở huyện Nghi Lan, họ dễ dàng nhận ra những tấm biển ghi “thu mua lươn”. Những người bán buôn trả tới 40 USD cho mỗi gam – trong khi đó vàng có giá khoảng 63 USD cho cùng một lượng.

“Mỏ vàng” trong suốt giữa biển cả, đêm đêm người dân đi săn để đổi đời - 2

Để bắt lươn, ngư dân thường đứng hàng giờ đồng hồ trên biển. Họ lần lượt thả những chiếc lưới giống như chiếc thúng hoặc buộc mình vào những chiếc neo kim loại trên bãi biển, trước khi bơi ra xa hơn.

Chen Zhichuan, cho biết anh suýt chết đuối khi đang câu lươn. "Tôi không đủ sức để giữ sợi dây. Tôi buông tay và thả mình trôi tự do", anh nhớ lại, "Bây giờ tôi có nhiều kinh nghiệm hơn. Tôi sẽ không đẩy mình xa như vậy nữa", anh nói rồi lại thả mình vào những con sóng.

Chen Zhichuan cho biết anh kiếm được 8.000 USD trong mùa đánh bắt này, mặc dù không được như những năm trước nhưng anh vẫn khá hài lòng.

Trong thời gian xảy ra dịch bệnh, giá lươn giảm mạnh khi các nhà hàng đóng cửa và hoạt động vận chuyển toàn cầu rơi vào hỗn loạn.

Zhang Shiming, 61 tuổi, cho biết, vào đầu những năm 1990, một nhà máy hóa dầu khổng lồ đã được xây dựng tại địa phương. Chất thải từ nhà máy ảnh hưởng tới môi trường sống của loài lươn khiến việc đánh bắt không bao giờ được như trước nữa.

Jiang Kaide, 43 tuổi, một công nhân xây dựng bán thời gian, đã làm những công việc lặt vặt trong nhiều năm cho đến khi một người bạn thuyết phục anh thử câu lươn để kiếm sống. Công việc này vô cùng khó. Mỗi chuyến đi có thể bắt từ 10 đến 100 con lươn. Trong chuyến đi gần đây nhất, anh bắt được chưa đến 20 con.

"Kiếm tiền không hề dễ dàng", Jiang Kaide nói. "Cả gia đình đang trông cậy vào tôi nhưng tôi không nghĩ rằng công việc này có thể kéo dài”.

Cách kiếm tiền mới của nông dân nghèo, ngồi nhà nhận thu nhập chưa từng có

Cựu nhà báo Jessie Tan trầm ngâm về hiện tượng những người nghèo chuyển từ ăn xin trên đường sang bán hàng trên Douyin.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo NYT) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN