Mít Thái đang bán giá siêu rẻ, thứ màu trắng quét trên đầu mít thật sự là gì?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Tất cả những quả mít Thái quay đầu đều được khoét ở đầu và bôi thứ màu trắng, nhiều người tỏ ra e dè và tò mò chất trắng đó là gì?

Khoảng 10 ngày trở lại đây, trên rất nhiều tuyến phố trên địa bàn Hà Nội Tố Hữu (Nam Từ Liêm), Văn Phú (Hà Đông), Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy)… xuất hiện các điểm bán mít Thái với giá siêu rẻ. Một số nơi bán theo kg với giá 6.000-10.000 đồng/kg, hoặc bán theo quả, quả nhỏ 50.000 đồng (loại 5-6kg), loại to 60.000 đồng (loại 7-8kg). 

Mít Thái đang bán với giá rẻ như cho ở Hà Nội

Mít Thái đang bán với giá rẻ như cho ở Hà Nội

Được biết, số mít này được vận chuyển ra từ Tiền Giang để xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, do không xuất khẩu được nên các chủ hàng đành phải quay đầu về các tỉnh thành phía Bắc bán tháo với giá rẻ để mong gỡ gạc lại chút vốn. Người bán khẳng định đây là mít xuất khẩu nên đều là hàng loại 1, rất ngon, đảm bảo chất lượng. 

Với việc được thưởng thức mít ngon và giá rẻ chưa từng có, nhiều người hồ hởi giải cứu, tranh thủ mua về để ăn và cũng là để ủng hộ cho các chủ hàng. Thế nhưng, cũng có một bộ phận người tiêu dùng tỏ ra khá lo lắng khi tất cả số mít này đều bị vạt đầu, bôi một chất màu trắng lên trên. Họ dự đoán đó là hoá chất được quét lên mít cho nhanh chín, múi vàng và thơm hơn.

Để trả lời cho câu hỏi này, cách đây không lâu, trên kênh Khương Dừa, Youtuber này đã trực tiếp đến gặp anh Tân - chủ vựa mít ở thị xã Cai Lậy - Tiền Giang để tìm hiểu câu trả lời chính xác.

Anh Tân cho biết không phải trái mít nào cũng được xuất khẩu, và ngay cả những người có kinh nghiệm lành nghề cũng chỉ dám chắc 80% chất lượng quả thông qua việc nhìn và kiểm tra bên ngoài do mít hay bị xơ đen phía trong. Vì thế, cách duy nhất là khoét "thăm" trên quả để xem mít có đạt yêu cầu xuất khẩu hay không. Đó cũng chính là lý do vì sao chúng ta thường thấy những trái mít bị cắt mất một góc.

Để bảo quản mít sau khi đã cắt đi một phần như vậy tránh bị côn trùng, vi khuẩn xâm nhập thì người ta đã quét một lớp vôi trắng lên. "Chất màu trắng" trên phần bị khoét của quả mít cũng chính là vôi.

Việc quét vôi lên mít như vậy có tác dụng bảo quản và không gây ảnh hưởng gì tới phần ruột mít bên trong cũng như chất lượng của quả mít.

Việc quét vôi lên mít như vậy có tác dụng bảo quản và không gây ảnh hưởng gì tới phần ruột mít bên trong cũng như chất lượng của quả mít.

Việc quét vôi lên mít như vậy có tác dụng bảo quản và không gây ảnh hưởng gì tới phần ruột mít bên trong cũng như chất lượng của quả mít. Anh Thắng cũng cho biết những công đoạn này là bắt buộc phải làm và phía đối tác còn yêu cầu thực hiện đầy đủ, để đáp ứng những điều kiện như không để vi khuẩn xâm nhập, không bị nấm mốc khi vận chuyển xa.

Trước đó, anh Trần Văn Thanh Dũng, trú tại ấp Long Vinh, xã Long Thới (Chợ Lách, Bến Tre) ở Chợ Lách Bến Tre đã cho biết việc khoét mít là cách để kiểm tra chất lượng quả mít để định giá mít thuộc loại 1, loại 2 hay loại 3.

“Khi thu mua, thương lái sẽ cắt một góc vuông trên đầu, gần với cuống quả mít để kiểm tra độ già của quả mít, kiểm tra độ to và dày của múi mít, kiểm tra màu sắc và bên trong quả mít có bị xơ đen hay không. Bởi vì, mít Thái là giống mít cho năng suất và chất lượng cao nhưng lại rất dễ bị xơ đen”, anh Dũng chia sẻ.

Khi mít Thái bị xơ đen sẽ bị lép múi, sượng, nhanh hỏng và không có vị ngọt thơm đặc trưng nên chuyển sang hàng loại với giá trị thấp. Hơn nữa, khi  vạt đầu thấy mít vẫn non, thương lái cũng sẽ không mua.

Khi mít Thái bị xơ đen sẽ bị lép múi, sượng, nhanh hỏng và không có vị ngọt thơm đặc trưng nên chuyển sang hàng loại với giá trị thấp. Hơn nữa, khi  vạt đầu thấy mít vẫn non, thương lái cũng sẽ không mua.

Về chất trắng bôi vào chỗ vạt đầu, ông Dũng khẳng định đó là vôi tôi (hay còn gọi là vôi ăn trầu) được bôi để ngăn việc xâm nhập của vi khuẩn qua vết cắt.

Nguồn: [Link nguồn]

Nông sản ùn ứ ở cửa khẩu, mít Thái tại vườn rớt giá còn... 4.000 đồng/kg

Giá bán mít Thái hiện giảm sâu, chỉ còn 4.000 đồng/kg và nhiều nhà vườn các địa phương trong vùng ĐBSCL điêu đứng vì...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chi Phan (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN