Lý do nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam giảm mạnh

Do ảnh hưởng lạm phát từ các thị trường lớn, xuất khẩu hàng hóa của cả nước từ đầu năm đến ngày 15/2 chỉ đạt 37 tỷ USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, một số nhóm hàng chủ lực đang có dấu hiệu giảm mạnh như hàng dệt may; gỗ và sản phẩm gỗ; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện...

Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong kỳ đầu tháng 2 (từ ngày 1 - 15/2), kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 13,4 tỷ USD. Lũy kế từ đầu năm đến nửa đầu tháng 2, xuất khẩu của cả nước đạt 37 tỷ USD, giảm 3,75 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022.

Đáng chú ý, xuất khẩu một số nhóm hàng chủ lực của Việt Nam có dấu hiệu giảm mạnh như hàng dệt may giảm 845 triệu USD, giảm 19,7% so với cùng kỳ năm ngoái; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 664 triệu USD (giảm 35,6%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 574 triệu USD (giảm 10%); sắt thép các loại giảm 352 triệu USD (giảm 34,8%)...

Dệt may - một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang giảm mạnh.

Dệt may - một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang giảm mạnh.

Ở chiều ngược lại, tính đến hết ngày 15/2, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 35,3 tỷ USD, giảm gần 18% (tương ứng giảm 7,7 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, một số nhóm hàng giảm mạnh như điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện…

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/2, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đạt 72,3 tỷ USD, giảm 11,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022. Dù vậy, cán cân thương mại của cả nước có tín hiệu tích cực khi giá trị xuất siêu đạt 1,7 tỷ USD so với con số thâm hụt 2,5 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt hơn 371 tỷ USD. Với chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu 6%, kim ngạch xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 393-394 tỷ USD, tăng thêm khoảng 22 tỷ USD so với năm 2022. Trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu còn bị ảnh hưởng do lạm phát tăng cao, đặc biệt nhiều nhóm hàng chủ lực đang sụt giảm mạnh là thách thức không nhỏ đặt ra cho mục tiêu xuất khẩu năm nay.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao gạo Việt phải ‘thay tên đổi họ’ khi xuất ra nước ngoài?

Nhắc đến gạo, người tiêu dùng nghĩ ngay đến Thái Lan. Trong khi gạo Việt, xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới, nhưng ra nước ngoài phải mang thương hiệu khác, khó thấy trên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Hưng ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN