Lý do giá xăng trong nước sắp tới có thể giảm

Sự kiện: Giá xăng

Việc giá dầu thế giới giảm mạnh những ngày gần đây có thể giúp giá bán lẻ xăng dầu trong nước hạ nhiệt trong kỳ điều chỉnh tới đây.

Theo VTC, trong phiên giao dịch ngày 15/3, giá dầu Brent giảm mạnh 6,99 USD, tương đương 6,5% xuống 99,91 USD/thùng. Dầu thô WTI giảm 6,57 USD, tương đương 6,4%, xuống 96,44 USD/thùng. Brent ở thời điểm giảm xuống mức thấp nhất là 97,44 USD và WTI là 93,53 USD.

Dữ liệu từ Bộ Công Thương cũng cho thấy giá xăng, dầu thành phẩm trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 14/3 giảm khoảng 8 - 27 USD/thùng so với ngày 10/3. Cụ thể 125,41 USD/thùng đối với xăng RON 92, xăng RON 95 là 129,34 USD/thùng, dầu diesel 123,07 USD/thùng.

Trước những diễn biến này, chia sẻ với VTC News, đại diện một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu nhận định nếu giá dầu tiếp tục giảm hoặc ngang giá như hiện nay, thì tại kỳ điều chỉnh ngày 21/3, nhà điều hành có thể sẽ điều chỉnh giảm giá xăng dầu.

“Mức giảm còn tuỳ thuộc vào biến động lên, xuống của giá dầu trong 5 ngày tới và việc chi sử dụng quỹ bình ổn. Nhưng với đà giảm hiện nay, giá bán lẻ xăng dầu trong nước có thể giảm khoảng 1.500 - 3.000 đồng mỗi lít/kg”, đại diện doanh nghiệp nói.

Đáng chú ý, tới đây, nghị quyết về giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu đến hết năm 2022 sẽ được thực thi và điều này khiến giá xăng dầu trong nước giảm đáng kể. Theo đó, mỗi lít xăng dự kiến giảm tương ứng 2.200 đồng (gồm VAT) và giá dầu cũng được điều chỉnh 1.100 đồng.

Việc giá dầu thế giới giảm mạnh những ngày gần đây có thể giúp giá bán lẻ xăng dầu trong nước hạ nhiệt trong kỳ điều chỉnh tới đây. Ảnh minh họa từ internet 

Việc giá dầu thế giới giảm mạnh những ngày gần đây có thể giúp giá bán lẻ xăng dầu trong nước hạ nhiệt trong kỳ điều chỉnh tới đây. Ảnh minh họa từ internet 

Theo VTV, chủ một doanh nghiệp phân phối xăng dầu tại miền Bắc dự đoán giá dầu thô thế giới sẽ lùi về khoảng 93 - 95 USD/thùng, sau đó lại quay đầu tiếp tục tăng. Vị lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết, về kỳ điều chỉnh ngày 21/3 sắp tới, sẽ có 2 phương án. Thứ nhất, nếu trong điều kiện giá dầu thô duy trì như hiện nay thì giá bán lẻ xăng trong nước sẽ giảm quanh mức 1.500 đồng/lít và dầu quanh mức 2.000 đồng/lít. Thứ hai, nếu dầu thô bật tăng lại mức 110 - 130 USD/thùng thì giá các mặt hàng này vẫn sẽ tiếp tục tăng.

Tại kỳ điều chỉnh ngày 11/3, giá xăng trong nước đã đồng loạt tăng mạnh, áp sát mốc 30.000 đồng/lít. Cụ thể, xăng E5RON92 tăng 2.908 đồng/lít, giá trần là 28.985 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 2.990 đồng/lít, cao nhất là 29.824 đồng/lít; dầu diesel 0.05S tăng 3.958 đồng/lít, giá mới là 25.268 đồng/lít.

Ngoài ra, dầu hỏa tăng 3.940 đồng/lít, giá trần là 23.918 đồng/lít và dầu mazut 180CST 3.5S tăng 2.519 đồng/kg, giá mới là 20.987 đồng/kg.

Sau kỳ điều chỉnh ngày 11/3, giá xăng trong nước đã có lần tăng thứ 7 liên tiếp và cũng là lần tăng thứ 6 trong năm 2022.

Giá xăng Việt Nam đang rẻ so với khu vực và trên thế giới

Theo báo Công Thương, trong năm 2021, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 3.743 USD/người/năm. Trong khu vực Đông Nam Á, GDP bình quân đầu người của Việt Nam cao hơn Lào (2.718 USD/người/năm), Philippines (3.438 USD/người/năm) và Campuchia (1.730 USD/người/năm). Bên cạnh đó, GDP bình quân đầu người của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Singapore là 62.113 USD/người/năm; Brunei là 32.100 USD/người/năm, Malaysia là 11.056 USD/người/năm; Thái Lan là 7.030 USD/người/năm và Indonesia là 4.349 USD/người/năm.

Vì vậy, đó là điều dễ hiểu khi, so với các nước trong khu vực, mỗi lít xăng Việt Nam hiện cao hơn Campuchia (1,157 USD, tương đương 26.600 đồng); Malaysia (0,491 USD, tức 11.300 đồng); Indonesia (0,895 USD, tức 20.560 đồng); Philippines (1,261 USD, tương đương 28.978 đồng). Tương tự như việc các nước như Singapore, Brunei, Thái Lan, Myanmar... có giá xăng cao hơn Việt Nam.

Bên cạnh đó, dựa trên dữ liệu về GDP bình quân đầu người của các nước Đông Nam Á, người Việt Nam có thu nhập khoảng 10,25 USD/ngày, do đó, 1 lít xăng đang chiếm khoảng 11,66% trong thu nhập hằng ngày của người Việt Nam. Trong khi đó, người dân Philippines, Campuchia, Lào và Myanmar có thu nhập lần lượt khoảng 9,42 USD/ngày, 4,74 USD/ngày, 7,45 USD/ngày và 4,47 USD/ngày. Điều đó có nghĩa là người dân của các nước này phải trả lần lượt là 13,4%, 22,41%, 19,89% và 29% thu nhập của 1 ngày cho 1 lít xăng, cao hơn đáng kể so với Việt Nam.

Dân muốn giảm thuế VAT để giảm thêm giá xăng, Bộ Tài chính nói gì?

Ngoài giảm thuế Bảo vệ môi trường, người dân kiến nghị giảm thêm cả thuế VAT để giảm giá xăng dầu trong nước.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đào Vũ ([Tên nguồn])
Giá xăng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN