Loại gạo giúp Việt Nam đạt giải "Gạo ngon nhất thế giới 2023"

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Gạo ST25 Việt Nam đã trở thành gạo ngon nhất thế giới. Kết quả này thêm một lần nữa khẳng định chất lượng cũng như uy tín của gạo Việt trên thị trường quốc tế.

Gạo ST25 của ông Hồ Quang Cua đã vượt qua gạo Campuchia và Ấn Độ để thắng giải ở cuộc thi gạo ngon nhất thế giới năm 2023. Cuộc thi là một phần trong khuôn khổ Hội nghị Thương mại Lúa gạo toàn cầu tại Cebu (Philippines), do The Rice Trader tổ chức.

Cụ thể, cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới năm nay có sự tham gia của hơn 10 quốc gia và 30 mẫu gạo đã được gửi dự thi.

Kết quả, gạo Ấn Độ đạt giải 3, Campuchia hạng nhì và Gạo ông Cua ST25 đạt giải nhất. Đây là lần thứ hai gạo ST25 của ông Cua đoạt giải nhất, lần đầu vào năm 2019.

Chia sẻ xoay quanh vấn đề này, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm nay, có 3 doanh nghiệp Việt Nam gửi 6 loại gạo đi dự thi. Trong đó, doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí dự thi gạo ST24, ST25, Tập đoàn Lộc Trời dự thi gạo LT28 và Nàng Hoa 9, Tập đoàn Thái Bình Seeds dự thi với hai loại gạo TBR39 -1 và nếp A Sào.

Kết quả chung cuộc, gạo Việt Nam đã trở thành gạo ngon nhất thế giới. Kết quả này thêm một lần nữa khẳng định chất lượng cũng như uy tín của gạo Việt trên thị trường quốc tế, khẳng định quá trình tái cơ cấu ngành lúa gạo của Việt Nam đã đi đúng hướng và đã gặt hái được những thành quả quan trọng.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 11 tháng năm 2023 đạt 4,41 tỷ USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm 2022, đáng chú ý, giá gạo Việt Nam đã vươn lên vị trí cao nhất thế giới.

Thông tin gạo Việt Nam được vinh danh là gạo ngon nhất thế giới chắc chắn sẽ có tác động tích cực đến hình ảnh gạo Việt cũng như việc xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Gạo ST25 của ông Hồ Quang Cua đã vượt qua gạo Campuchia và Ấn Độ và thắng giải ở cuộc thi gạo ngon nhất thế giới năm 2023.

Gạo ST25 của ông Hồ Quang Cua đã vượt qua gạo Campuchia và Ấn Độ và thắng giải ở cuộc thi gạo ngon nhất thế giới năm 2023.

Chia sẻ với Tuổi Tẻ, ông Hồ Quang Cua ông rất vui và vinh dự. Theo ông Cua, sau khi đạt giải gạo ngon nhất năm 2019, với dòng 68-10, ông và các cộng sự tiếp tục thanh lọc bằng cách trồng thuần từng cá thể lúa và đến 2021 dòng 72-6 lộ ra.

Không có dạng hình nổi trội bởi cây lúa 72-6 thấp, hơi xiên nhưng ít đổ ngã, trổ sớm hơn 5 ngày nhưng chín cùng lúc với dòng 68-10 nên có cùng chu kỳ sinh trưởng. Hạt gạo ngắn hơn dòng cũ độ 0,2mm.

Đặc biệt, dòng lúa này thường chín tới nên ít bị lừng, bao lúa nặng hơn dòng cũ và tỉ lệ thu hồi gạo khá hơn dòng 68-10 độ 0,5%.

Được biết, mẫu gạo dự thi được trồng trên quy mô 2,6ha cặp kinh Tiên Cường thuộc ấp Tiên Cường, xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng vào vụ hè thu của ông Lưu Văn Hải, nằm trong số hàng trăm mẫu ruộng thực nghiệm các chế phẩm sinh học để phòng ngừa bệnh tật và côn trùng trên cây lúa, đồng thời cũng là chất kích thích tăng trưởng tự nhiên, không sử dụng hóa chất tổng hợp.

Lúa được thu hoạch vào ngày 14 và 15/9, lúc trời mưa tầm tã nên một phần mười diện tích bị thất thoát không thu được.

“Chúng tôi tổ chức xay xát hàng chục mẫu gạo từ các ruộng thực nghiệm không sử dụng hóa chất trong vụ hè thu 2023 và sau cùng chọn ra mẫu của ông Lưu Văn Hải để dự thi.

Điều đặc biệt là tuy mắc mưa, sau khi trời khô thu hoạch ngay mà mùi gạo vẫn thơm bền. 50 mẫu gạo đóng túi nhỏ 200g được đại biểu xin hết, ngay sau khi công bố kết quả và trầm trồ vì mùi thơm của gạo", ông Cua cho biết.

Theo ông Cua, vùng đất (không kể đất lung) Thạnh Thới An liền kề với xã Viên An, Viên Bình, Tài Văn, hàng trăm năm trước là vùng nguyên liệu của gạo Bãi Xào nức tiếng ở Hương Cảng là vùng đất xưa giờ cho hạt gạo lý tưởng (gạo no, trắng, lâu khô cơm) và cho đến nay, hàng trăm năm sau vẫn cho hạt gạo ngon nhất và luôn bán được giá cao nhất.

"Với kết quả này, có thể đưa vào dự án "Một triệu ha" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì tương lai chúng ta có thể nâng cấp hạt gạo Việt Nam lên thêm nữa", ông Cua nói.

Chính phủ vừa duyệt Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030". Mục tiêu chung của đề án là hình thành một triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Trong thời gian xây dựng đề án để trình Chính phủ phê duyệt, nhiều địa phương, doanh nghiệp, bà con nông dân tại Đồng bằng sông Cửu Long rất hưởng ứng, mong chờ đề án nhanh chóng đi vào thực tế.

Để thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh, ngoài sự vào cuộc của các doanh nghiệp, người nông dân, sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế, đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, các ngành, nhất là vai trò của chính quyền địa phương trong việc định hướng quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao, hỗ trợ về cơ chế, chính sách để khuyến khích nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia vào vùng nguyên liệu.

Loại cá xấu nhất Việt Nam, nhìn kinh hãi, lên bàn ăn thành đặc sản gần 10 triệu đồng/con

Trái ngược với hình thù xấu xí đến gớm ghiếc bên ngoài, thịt cá mặt quỷ có mùi vị rất ngon, lạ và giàu chất dinh dưỡng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trúc Chi  ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN