Lạng Sơn: Chợ na lớn nhất nước vào mùa

Suốt 2 tuần qua, khung cảnh trao đổi, buôn bán na trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, diễn ra nhộn nhịp. Mỗi ngày có đến hàng chục tấn na được đưa đi khắp nơi tiêu thụ.

Trưa Chủ nhật (23/8), chợ đầu mối Đồng Bành (huyện Chi Lăng) nằm ngay sát tuyến đường quốc lộ 1A, tấp nập người.

Theo quan sát của phóng viên Tiền Phong, từ sáng sớm đến trưa 23/8, hàng chục tư thương, người buôn từ các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Thanh Hóa, Tây Ninh... có mặt tại chợ na lớn nhất nước để chọn lựa, trả giá rồi thu mua, đóng gói vào các thùng xốp, sau đó vận chuyển bằng xe ô tô mang na Chi Lăng đi tiêu thụ.  

Gia đình chị Lý hái na từ trên núi Kai Kinh mang đến khu chợ để bán cho khách. Ảnh: Duy Chiến

Gia đình chị Lý hái na từ trên núi Kai Kinh mang đến khu chợ để bán cho khách. Ảnh: Duy Chiến

Mỗi ngày có đến hàng chục tấn na được tiêu thụ tại chợ đầu mối Chi Lăng. Ảnh: Duy Chiến

Mỗi ngày có đến hàng chục tấn na được tiêu thụ tại chợ đầu mối Chi Lăng. Ảnh: Duy Chiến

Tư thương các tỉnh sau khi mua được những trái na đẹp, phân loại, đóng gói vào các thung xốp rồi mang đi các tỉnh, thành trong cả nước tiêu thụ. Ảnh: Duy Chiến

Tư thương các tỉnh sau khi mua được những trái na đẹp, phân loại, đóng gói vào các thung xốp rồi mang đi các tỉnh, thành trong cả nước tiêu thụ. Ảnh: Duy Chiến

Giá na năm nay dao động từ 40 đến 50 nghìn đồng/kg. Ảnh: Duy Chiến

Giá na năm nay dao động từ 40 đến 50 nghìn đồng/kg. Ảnh: Duy Chiến

Giá na năm nay khá ổn định, loại to có giá khoảng 40 đến 50.000đ/kg, loại nhỏ cỡ 20.000đ/kg.

Còn na bở có giá cao hơn, quả tròn, đẹp có giá đến 80-90.000đ/kg.

Bà Lý, một chủ hàng na ở xã Chi Lăng cho biết, xã Chi Lăng có gần 400 ha na với sản lượng gần 1500 tấn/năm. Với hàng trăm gốc na dai, ngày nào bà cũng thu hái và bán được khoảng 7 triệu tiền na.

Theo tính toán của Phòng NN & PTNT huyện Chi Lăng, mỗi ha na cho thu nhập khoảng 75 triệu đồng.

Niềm vui của người lao động khi na được mùa, giá cả ổn định. Ảnh: Duy Chiến

Niềm vui của người lao động khi na được mùa, giá cả ổn định. Ảnh: Duy Chiến

Na được trồng tự nhiên trên núi cao nên chất lượng rất tốt, được du khách thập phương yêu thích. Ảnh: Duy Chiến

Na được trồng tự nhiên trên núi cao nên chất lượng rất tốt, được du khách thập phương yêu thích. Ảnh: Duy Chiến

Quả na núi đá Chi Lăng giàu dinh dưỡng nên nhiều người chọn cách lên núi tự tay hái na và thưởng thức. Ảnh: Duy Chiến

Quả na núi đá Chi Lăng giàu dinh dưỡng nên nhiều người chọn cách lên núi tự tay hái na và thưởng thức. Ảnh: Duy Chiến

Lực lượng công an, CSGT, Cơ động nỗ lực làm việc để đảm bảo an toàn khu vực trao đổi, buôn bán na ở chợ đầu mối Chi Lăng. Ảnh: Duy Chiến

Lực lượng công an, CSGT, Cơ động nỗ lực làm việc để đảm bảo an toàn khu vực trao đổi, buôn bán na ở chợ đầu mối Chi Lăng. Ảnh: Duy Chiến

Ông  Lương Thành Chung, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Chi Lăng cho biết, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm quả na theo tiêu chuẩn VietGAP nên đã thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp trong cả nước. Huyện Chi Lăng có hàng trăm hộ trồng na với tổng diện tích gần 2000 ha. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Duy Chiến ([Tên nguồn])
Bùng phát cúm gia cầm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN