Kiếm tiền "trăm triệu" mỗi tháng từ mo cau

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Những chiếc mo cau tưởng chừng như rác bỏ đi. Tuy nhiên qua bàn tay của anh Nguyễn Văn Tuyến, chiếc mo cau biến thành những sản phẩm hữu ích như chén, đĩa, hộp đựng thức ăn…, không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại nguồn thu nhập cho người dân.

Kiếm trăm triệu đồng mỗi tháng từ mo cau.

Quảng Ngãi nổi tiếng là nơi trồng cau, trái cau được xem là nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Riêng mo cau trước giờ chỉ đem đốt hoặc bỏ đi thì nay đã có thêm công dụng mới: Trở thành nguyên liệu đầu vào để sản xuất chén, đĩa, muỗng…

Những ngày này, cơ sở sản xuất chén, đĩa từ mo cau của anh Nguyễn Văn Tuyến (38 tuổi) và những người bạn tại Cụm công nghiệp Đồng Dinh (huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) đang hoạt động hết công suất. Chỉ trong vòng 1 tháng qua, cơ sở của anh đã hoàn thành đơn hàng 50.000 sản phẩm chén, đĩa, khay đựng cơm cho đối tác ở Hàn Quốc.

Mỗi mo cau được thu mua với giá 1.000 đồng giúp nhà vườn có thêm thu nhập. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Mỗi mo cau được thu mua với giá 1.000 đồng giúp nhà vườn có thêm thu nhập. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Những chiếc mo cau sau khi thu mua của người dân được rửa sạch trước khi đưa vào sản xuất. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Những chiếc mo cau sau khi thu mua của người dân được rửa sạch trước khi đưa vào sản xuất. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Để có được thành công như ngày hôm nay, anh Tuyến và những người bạn đã phải nỗ lực rất nhiều. Là một người gốc Phú Yên, trong một lần đi công tác tại Quảng Ngãi, nhận thấy vùng đất này trồng rất nhiều cau. Thông thường mo cau bị người dân đốt đi rất lãng phí lại không tốt cho môi trường.

Qua tìm tòi và thấy các nước trên thế giới tạo ra các sản phẩm từ mo cau, ở Việt Nam thì chưa thấy nhiều nên quyết tâm bắt tay vào làm thử. Đến tháng 9/2019, anh Tuyến cùng các bạn quyết định đầu tư dây chuyền sản xuất chén, đĩa từ mo cau.

Máy ép nhiệt được sử dụng để tạo khuôn. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Máy ép nhiệt được sử dụng để tạo khuôn. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Mỗi máy sản xuất có 5 khuôn để tạo ra 5 mẫu chén dĩa kích thước khác nhau với công suất 200 sản phẩm/máy/ngày. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Mỗi máy sản xuất có 5 khuôn để tạo ra 5 mẫu chén dĩa kích thước khác nhau với công suất 200 sản phẩm/máy/ngày. Ảnh: Nguyễn Ngọc

"Trước kia mo cau rụng đầy vườn bà con đốt hoặc bỏ đi thì nay bà con thu lại rồi bán cho mình. Mỗi mo cau được thu mua với giá 1.000 đồng giúp nhà vườn có thêm thu nhập, góp phần bảo vệ môi trường và giảm rác thải", anh Tuyến chia sẻ.

Ngoài việc tạo thu nhập cho người trồng cau, cơ sở của anh Tuyến còn tạo việc làm cho 6 - 10 lao động với thu nhập 5 - 8 triệu đồng mỗi tháng. "Việc vận hành máy khá đơn giản, công việc khá nhẹ nhàng nhưng mang lại thu nhập khá cao. Thu nhập mỗi người từ 5 đến 10 triệu đồng mỗi tháng. Mức thu nhập này cao hơn rất nhiều so với làm nông hoặc làm một số ngành nghề khác", chị Phan Thị Kiều một lao động lâu năm của cơ sở sản xuất mo cau cho hay.

Những sản phẩm đã tạo thành hình. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Những sản phẩm đã tạo thành hình. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Sau khi qua máy ép nhiệt, các sản phẩm được chiếu tia UV khử trùng. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Sau khi qua máy ép nhiệt, các sản phẩm được chiếu tia UV khử trùng. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Anh Huỳnh Lưu Tin - quản lý sản xuất chia sẻ, mo cau khi mua phải đảm bảo được độ trắng, không nấm mốc. Trong quy trình sản xuất, nguyên liệu sẽ được giặt sạch và phơi ráo nước sau đó được đưa vào máy ép nhiệt độ cao tạo thành các sản phẩm như chén, đĩa, muỗng, khay đựng cơm… Khuôn tạo hình sản phẩm có nhiệt độ từ 80 độ C đến 120 độ C, mo cau được ép trong thời gian 40 giây để tạo hình và làm khô.

"Nhiệt độ quá cao hoặc để quá lâu sẽ làm cháy sản phẩm. Sau khi ép thành phẩm thì đưa đi diệt khuẩn bằng máy chiếu tia UV sau đó đóng gói, gửi mẫu kiểm nghiệm theo quy định trước khi xuất khẩu. Đây là sản phẩm bảo vệ môi trường, khá độc đáo nên thị trường nước ngoài rất ưa chuộng", anh Tin nói và cho biết thêm doanh thu của cơ sở đạt trên 100 triệu đồng mỗi tháng và đang tiếp tục tăng.

Những sản phẩm được hoàn thiện từ mo cau. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Những sản phẩm được hoàn thiện từ mo cau. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Hiện cơ sở có 5 máy ép, mỗi máy có 5 khuôn với công suất 200 sản phẩm/máy/ngày. Tùy vào yêu cầu của khách hàng, cơ sở chế tạo các loại khuôn ép khác nhau. Giá mỗi sản phẩm dao động từ 1.000 - 6.000 đồng.

Các sản phẩm được đóng gói xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Các sản phẩm được đóng gói xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Ông Phạm Quốc Vương, Trưởng phòng Kinh tế- Hạ tầng huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi cho hay, cơ sản xuất các loại chén đĩa, hộp đựng thực phẩm từ mo cau của anh Nguyễn Văn Tuyến là một hướng đi mới đầy triển vọng. Sản phẩm được đánh giá cao, có thể thay thế các vật dụng bằng nhựa hoặc làm từ những vật liệu kém thân thiện với môi trường.

"Thời gian tới, địa phương sẽ tạo điều kiện để cơ sở này phát triển các loại sản phẩm, phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm cho người lao động", ông Vương chia sẻ.

Nuôi loài cá sống dai cả thế kỉ, nhiều người Việt kiếm trăm triệu dễ dàng

Chúng có vẻ đẹp khiến nhiều người thích thú, loài này có thể sống tới vài trăm năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Ngọc ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN