Khoai lang mật giá rẻ ngập chợ, dân buôn chỉ “mánh” tránh mua phải hàng Tàu
Nhiều chị em háo hức vì mua được khoai lang mật với giá quá rẻ mà không hề biết mình đang thưởng thức loại khoai của Trung Quốc, chất lượng thua xa khoai lang mật được trồng tại Việt Nam.
Những ngày này, khi thời tiết bắt đầu trở rét, dạo quanh các chợ dân sinh, chợ đầu mối hay trên chợ mạng, xuất hiện hàng loạt người bán khoai lang mật. Đây là thời điểm loại khoai này “tung hoành” khắp chợ, các bà nội trợ cũng được dịp trổ tài món khoai lang mật nướng.
Mới mua được 5kg khoai lang mật tại chợ đầu mối với giá rẻ chưa từng thấy, chị Hồng (trú tại Mỹ Đình, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết bản thân mình rất thích ăn khoai lang mật nên thường xuyên mua về ăn.
Khoai lang với đủ chủng loại được bày bán ngoài chợ.
“Trước đây, tôi thường mua khoai lang mật của một bạn đồng nghiệp với giá 35.000 đồng/kg chưa nướng nhưng vừa rồi, khi có việc xuống chợ đầu mối Minh Khai, thấy khoai lang mật được đổ thành đống, bán có 10.000 đồng/kg. Thấy rẻ quá nên tôi mua liền 5kg về ăn dần”, chị Hồng cho hay.
Tuy nhiên, khi mang về nướng thì chị Hồng khá thất vọng bởi không có độ ngọt đậm và chảy mật nhiều như khoai trước kia chị mua. Chia sẻ với người bạn, chị Hồng được biết, mình đã mua phải hàng Tàu, giá rẻ nhưng không ngon.
Nhiều nơi bán với giá chỉ từ 10.000 đồng/kg.
Là người bán khoai lang mật nhiều năm trên chợ mạng, chị Trần Huyền Trang (trú tại Cự Lộc, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, thời điểm này ở Hà Nội chỉ đang bán rộ 2 loại khoai mật, đó là khoai mật Trung Quốc và khoai mật Đà Lạt.
Theo chị Trang, cách phân biệt 2 loại khoai này nếu chú ý một chút sẽ rất dễ. Đầu tiên là dựa vào giá. Khoai mật Trung Quốc bán chủ yếu ở các chợ đầu mối với giá cực rẻ, chỉ từ 8-15.000 đồng/kg. Trong khi đó, khoai lang mật Đà Lạt thường được bán online, trong siêu thị hoặc các cửa hàng thực phẩm sạch với giá từ 35-50.000 đồng/kg.
Hơn nữa, khoai lang mật Trung Quốc đều củ, nhẵn nhụi, vỏ căng bóng và có màu vàng nâu. Khoai lang Đà Lạt vỏ không nhẵn, có màu tím đỏ đậm, gần giống với màu của khoai lang Nhật.
Khoai lang mật Trung Quốc đều củ, vỏ nhẵn nhụi, màu vàng nâu và giá rẻ chỉ bằng 1/3 khoai lang mật Đà Lạt.
Khoai lang mật Đà Lạt có vỏ màu tím đậm gần giống với giống khoai lang Nhật - Ảnh: Huyền Trang.
Tuy nhiên, khi nướng chín, nếu áp dụng 2 cách trên rất khó phân biệt được bởi màu vỏ có phần thay đổi. Nhiều người bán khoai lang mật nướng sẵn lợi dụng điều này để bán khoai Tàu với giá của khoai Việt nhằm chiếm lời. Chỉ khi khách mang về ăn, ai “sành ăn” lắm mới biết thông qua vị của loại khoai mình vừa thưởng thức.
“Khoai lang mật Trung Quốc khi nướng xong chỉ có rất ít mật bám bên ngoài, bên trong dẻo quánh, ăn thử có độ ngọt dịu vừa phải và chua nhẹ. Trong khi đó, khoai mật Đà Lạt nướng rất mềm, củ khoai ướt, mật đọng lại trông như mật ong và rất thơm”, chị Trang nói.
Nếu để lâu, khoai lang mật Đà Lạt có mật kết lại thành màu đen ở đầu củ - Ảnh: Huyền Trang.
Để tìm hiểu kỹ hơn về khoai lang mật Đà Lạt, PV liên hệ với chị Hoàng Thị Nguyệt, người trồng khoai lang mật gần 10 năm tại xã Tà Nung (TP Đà Lạt, Lâm Đồng).
Chị Nguyệt cho rằng, khoai lang mật tại Tà Nung được thu mua tại ruộng đã có giá từ 10-20.000 đồng/kg. Để vận chuyển khoai từ ruộng ra tới điểm tập kết và chất lên xe tải, ra tận miền Bắc là cả một quãng đường hết sức xa xôi và khó khăn nên giá sẽ cao hơn nhiều lần.
Vì vậy, theo chị Nguyệt, nếu ai đó bán khoai lang mật Đà Lạt tại Hà Nội có giá dưới 20.000 đồng/kg thì người tiêu dùng nên cân nhắc lại về nguồn gốc của nó.
Khi nướng chín, khoai lang Đà Lạt có lớp mật vàng đều cả củ, ăn ngọt như mật và thơm - Ảnh: Huyền Trang.
“Khoai lang mật trồng ở đây có bao nhiêu thương lái thu mua hết đến đó. Không những thế, thương lái muốn mua thường phải đặt cọc trước với người trồng vì khi tới ngày thu hoạch hầu hết khoai lang đã có chủ”, chị Nguyệt cho hay.
Cũng theo chị Nguyệt, trồng khoai đầu tư không cao như các loại rau hoa khác, không cần nhiều công. Bình quân 1.000 m2 khoai lang mật cho sản lượng đạt khoảng 1,5 tấn. Trừ chi phí, mỗi sào thu lãi trên dưới 15 triệu đồng/vụ.
Khoai lang trồng ra được các cửa hàng đặc sản thu hết, không sợ dư hàng. So với các loại cây trồng phổ biến tại địa phương như cà phê, chuối, bơ thì trồng và sấy khoai lang dẻo cho thu nhập cao hơn, cuộc sống ổn định hơn.
Do Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm cùng với thổ nhưỡng phù hợp với cây khoai lang mật nên từ lâu loại khoai này đã trở thành đặc sản, được chế biến thành nhiều loại, bày bán khắp nơi như: khoai lang sấy giòn, khoai lang dẻo, khoai lang tẩm gừng…
Là hàng hiếm, giá lại rẻ chỉ bằng ½ so với loại còn nguyên con nên các loại hải sản bị gãy chân, càng như cua, ghẹ,...
Nguồn: [Link nguồn]